Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Đầu tư cho đào tạo nhân lực là chiến lược để phát triển bền vững của Vietjet Air
CEO Vietjet Air cho biết nguồn nhân lực là một trong những chiến lược chủ chốt được công ty tập trung đầu tư để phát triển lâu dài ổn định. Theo kế hoạch, chương trình học viện của Vietjet không chỉ cung cấp cho nhu cầu của công ty mà còn cho các hãng khác trên thế giới.
- 20-04-2017ĐHCĐ Vietjet: Cơ cấu chi phí của Vietjet nằm trong nhóm tốt nhất trên thế giới
- 18-04-2017Lộ diện mức lương dành cho chức danh CEO Vietjet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
- 13-04-2017CEO VietJet Air: Chúng tôi không lấy khách hàng của hãng nào cả!
VietJet là hiện tượng nổi bật ngành hàng không Việt Nam và khu vực
Phát biểu tại ĐHCĐ thường niên diễn ra sáng nay (20/4), bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT của Vietjet Air cho biết, những gì Vietjet đã làm được trong 5 năm qua là huyền thoại như một câu chuyện cổ tích, Vietjet đã vẽ lại bản đồ hàng không của khu vực và thế giới và đã vượt mọi kế hoạch HĐQT đề ra.
Sau hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực hàng không, VJC đã vận chuyển 34,05 triệu lượt khách, khai thác 204.356 chuyến bay với hơn 60 đường bay nội địa và quốc tế, vận chuyển 158.127 tấn hàng hóa.
Vietjet tăng vốn cổ phần từ 600 tỷ năm 2012 lên 3.000 tỷ năm 2016 (gấp 5 lần) và vốn chủ sở hữu tăng lên 4.734 tỷ đồng (12,7 lần) sau 5 năm, phần lớn từ nguồn lợi nhuận sau thuế. Doanh thu vận chuyển hành khách tăng trưởng bình quân hơn 70% hàng năm trong giai đoạn 2012-2016. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời trong năm 2016 cải thiện mạnh so với năm 2014.
Năm 2016, hãng thực hiện 84.455 chuyến bay an toàn, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ đạt 83,57%, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,57, thuộc nhóm cao nhất của đội máy bay A320.321 trong khu vực. Doanh thu năm 2016 đạt 27.499 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.496 tỷ đồng, tăng trưởng 38,6% và 113.2% so với năm 2015, hoàn thành vượt 3% và 9% kế hoạch năm. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 9.586 đồng. Các chỉ số an toàn khai thác thuộc nhóm những hãng hàng không có độ an toàn tin cậy cao trong khu vực cháu Á Thái Bình Dương
Về những nỗ lực trong thời gian qua của VietJet, ông Đào Văn Chương, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam nhận định, Vietjet đã tạo ra xu thế mới ngành hàng không có chất lượng, năng động, phát triển và trở thành hiện tượng nổi bật ngành hàng không Việt Nam và khu vực, đem lại cơ hội cho người dân tiếp cận phương tiện di chuyển với dịch vụ hiện đại.
“Năm 2017, nhu cầu đi lại ngày càng tăng. Đây là cơ hội cho các hãng hàng không cùng hợp tác, cải tiến chất lượng dịch vụ. Cục hàng không luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các hàng hàng không hoạt động hiệu quả, cạnh tranh. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang bàn luận đề xuất tăng hình phạt mang tính răn đe để đảm bảo tính an toàn cho hàng không”, đại diện Cục Hàng không phát biểu.
Đầu tư mở học viện đào tạo nhân lực hàng không
Trao đổi bên lề với báo chí tại Đại hội hôm nay, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air đã chia sẻ về kế hoạch đầu tư một học viện đào tạo nhân lực hàng không.
Bà cho biết nguồn nhân lực là một trong những chiến lược chủ chốt được công ty tập trung đầu tư để phát triển lâu dài ổn định.
Theo kế hoạch, chương trình học viện của Vietjet không chỉ cung cấp cho nhu cầu của công ty mà còn cho các hãng khác trên thế giới.
Học viện này có thuận lợi là chương trình được hỗ trợ bởi các nhà sản xuất động cơ, học viện chuyên môn trên thế giới; bằng cấp, chứng chỉ được quốc tế công nhận.
Theo vị CEO này, nhu cầu về đào tạo kỹ sư điều phối bay, phi công và nhân viên hàng không rất cao. Chúng tôi nghĩ rằng đây là hoạt động mang lại hiệu quả. Cụ thể, hoạt động đào tạo mới bắt đầu năm 2016 đã mang về thu nhập từ hoạt động đào tạo của Vietjet khoảng 3 triệu USD.
Trí Thức Trẻ