Ba tiến sĩ Việt ở nước ngoài: 9 ngộ nhận phổ biến về tế bào gốc
"Tế bào gốc" đang trở thành một cụm từ rất thịnh hành trên mặt báo, quảng cáo và mạng xã hội ở Việt Nam vài năm trở lại đây.
- 29-03-2018Thực hư về cách chữa ung thư, cải lão hoàn đồng bằng tế bào gốc người giàu Việt ưa chuộng
- 30-05-2017Liệu pháp chữa trị ung thư bằng tế bào gốc sắp thành hiện thực
- 29-05-2017Điều trị bằng tế bào gốc: Hướng đi tất yếu của y học hiện đại
LTS: Sau bài viết chỉ rõ sự thật về tế bào gốc nhau thai cừu bị đồn thổi bừa bãi với giá đắt cắt cổ ( xem tại đây ), chúng tôi tiếp tục nhận được chia sẻ của nhóm tác giả là 3 tiến sĩ trẻ của VN gồm: Châu Tiểu Lan, Dương Thị Thư, Nguyễn Ngọc Kim Vy.
Để độc giả có thêm hiểu biết về lĩnh vực rất mới mẻ này, từ đó tránh bị lừa đảo, tiền mất tật mang, chúng tôi tiếp tục đăng tải bài viết dưới đây, cung cấp các kiến thức mà theo nhóm tác giả là đã được giới khoa học thừa nhận chung - bên cạnh nhiều vấn đề còn đang tranh luận.
Có lẽ một phần cũng vì cái giá đắt đỏ của nó: một 1 ml (1cc) tế bào gốc mỡ dùng cho thẩm mỹ có thể lên tới 1.000 USD. Serum tế bào gốc bán thịnh hành từ các nhà phân phối, giá khoảng vài trăm ngàn một ống. Bên cạnh đó còn vô số quảng cáo khiến nhiều người tin rằng tế bào gốc là thần dược có thể trị bách bệnh.
Thực chất, đây đều là những ngộ nhận.
Nhóm dịch giả cuốn sách "Tế bào gốc: Khám phá cùng nhà khoa học" xin chia sẻ về 9 điều ngộ nhận phổ biến về tế bào gốc như sau:
1. Tế bào gốc là thần dược trị bách bệnh?
Sai. Hiện tại, phương pháp điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc tạo máu (có nguồn gốc từ tuỷ xương hay máu cuống rốn) là phương pháp duy nhất được công nhận và sử dụng phổ biến trên lâm sàng để điều trị ung thư máu (leukemia, lymphoma) và một số bệnh về máu.
Còn lại, tất cả các liệu pháp tế bào gốc khác đều đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Điều này có nghĩa là bệnh nhân nhận chữa trị cần biết mình đang tham gia vào quá trình nghiên cứu và được các nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ chứ không phải chỉ đơn thuần tiếp nhận dịch vụ chữa bệnh và trả phí.
Ảnh minh họa.
2. Tế bào gốc chữa được mọi loại ung thư?
Sai. Chỉ có một vài dạng ung thư máu là có thể được cứu chữa bằng việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu. Ngược lại, tế bào ung thư cũng có rất nhiều đặc điểm tương đồng với tế bào gốc, vì vậy việc cấy ghép tế bào gốc một cách bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ ung thư .
3. Tiêm tế bào gốc từ mô mỡ vào mặt làm da trẻ hơn?
Hiện tại chưa có bằng chứng và số liệu từ nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nào được công bố nhằm chứng minh lập luận này. Ngoài ra việc tiêm tế bào gốc vào da có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chẳng hạn có một người phụ nữ ở bang California, khi cấy ghép tế bào gốc để nâng mặt đã có xương mọc trong mắt.
TS Châu Tiểu Lan
Sai. Khi được uống và đi vào hệ tiêu hoá, tế bào gốc cũng bị xử lý giống như thức ăn mà thôi. Tế bào gốc không thể sống sót được trong môi trường có nồng độ acid cao ở dạ dày.
Các enzyme trong hệ tiêu hoá sẽ bẻ gãy, phân giải các thành phần protein, đường, chất béo, ... của tế bào thành những phân tử đơn giản cho cơ thể hấp thu. Vì vậy, việc uống tế bào gốc KHÔNG HỀ có tác dụng trị liệu.
Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong các liệu pháp tế bào gốc là cấy ghép. Tế bào gốc được cấy trực tiếp hoặc gián tiếp (qua các thiết bị nhỏ) vào cơ thể người bệnh.
TS Dương Thị Thư
Chưa chắc. Cấy ghép tế bào gốc của chính mình còn được gọi là tự ghép. Cho dù là của mình nhưng vẫn sẽ được thao tác trong phòng thí nghiệm để tăng số lượng. Quy trình này nếu không tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, không được kiểm tra lại để tầm soát nguy cơ trước khi đem sử dụng lại vào chính người đó, thì bệnh nhân vẫn phải đối diện với nhiều rủi ro khác.
Mặc dù ít bị tấn công bởi hệ miễn dịch, tế bào gốc được cấy ghép có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như không dung nạp hoặc dung nạp không đúng vị trí, vì vậy dẫn đến các nguy cơ như xơ hoá, ung thư.
6. Cơ quan nào ở người trưởng thành cũng có tế bào gốc dồi dào?
Sai. Nhiều cơ quan có tế bào gốc, nhưng không phải là tất cả. Ví dụ tuỵ không có tế bào gốc.
TS Nguyễn Ngọc Kim Vy
7. Tế bào gốc nào cũng như nhau?
Sai. Có nhiều loại tế bào gốc khác nhau. Nếu phân chia theo giai đoạn phát triển của con người, có tế bào gốc phôi từ phôi nang, tế bào gốc thai từ thai nhi, tế bào gốc trưởng thành từ người trưởng thành. Nếu phân chia theo xuất xứ, có tế bào gốc tạo máu từ tuỷ xương, tế bào gốc da từ da, tế bào gốc gan từ gan, v.v...
8. Tế bào gốc từ thực vật và động vật có tác dụng điều trị cho người?
Sai. Việc trị liệu bằng tế bào gốc từ động vật vô cùng nguy hiểm. Khi tế bào động vật được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức nhận ra các tế bào lạ - không cùng cơ thể và khuếch động phản ứng miễn dịch để loại bỏ hoàn những tế bào ngoại lai này.
9. Tôi cần là mua được tế bào gốc?
Sai. Tế bào gốc cần rất nhiều điều kiện tối ưu như dinh dưỡng , độ ẩm, pH, chất đệm, nhiệt độ, nhân tố tăng trưởng... để có thể duy trì và phát triển. Những điều kiện này chỉ có thể có được trong phòng thí nghiệm với những tiêu chuẩn khắt khe.
Tế bào gốc, nếu đem ra điều kiện bên ngoài, thường bị chết đi nhanh chóng, vì vậy việc mua bán, trao đổi và sử dụng tế bào gốc bởi những người không có chuyên môn là vô cùng nguy hiểm.
Cuốn sách "Tế bào gốc: Khám phá cùng nhà khoa học" là dự án sách đầu tiên của ba tiến sĩ ngành Y sinh học hiện đang làm việc ở Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhóm dịch giả mong muốn cung cấp những kiến thức phổ thông về tế bào gốc đến với độc giả Việt Nam, nâng cao nhận thức của công chúng về liệu pháp Tế bào gốc và khuyến cáo mọi người cần cẩn trọng hơn với những lời quảng cáo hoa mỹ trên thị trường.
Thông qua cách trình bày vấn đề một cách khách quan, chân thực và khoa học nhất, không ủng hộ hay chống đối một cách thái quá, người đọc có thể có được cái nhìn toàn cảnh về tế bào gốc trong nghiên cứu và điều trị với cả tiềm năng và rủi ro.
Sách được ra mắt vào tháng 4 năm 2018 và hiện có mặt tại các nhà sách trong cả nước.
Mọi thắc mắc và trao đổi về nội dung sách và các bài viết có liên quan, xin liên hệ với nhóm dịch giả tại đây .
Trí thức trẻ