Bác sĩ 78 tuổi vẫn leo bộ 22 tầng, cả đời không tiểu đường, cao huyết áp nhờ 6 “bí quyết vàng” ai đọc cũng khâm phục
Bác sĩ 78 tuổi vẫn leo bộ 22 tầng, cả đời không tiểu đường, cao huyết áp nhờ 6 “bí quyết vàng”.
Người đàn ông mà chúng ta đang nói đến là bác sĩ Vương Mẫn Thanh, cựu giám đốc Trung tâm y tế Trung ương, giám đốc Ủy ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương (Trung Quốc), dù tuổi đã cao ông vẫn khiến nhiều người thán phục vì sức khỏe dẻo dai: 50 năm không hề mắc bệnh cảm lạnh, suốt 60 năm không thay đổi cân nặng của bản thân, chưa bao giờ bị huyết áp cao hay bệnh tiểu đường .
Bác sĩ Vương Mẫn Thanh.
Được biết, bác sĩ Vương cao 1m70, nặng 60kg từ năm 21 tuổi. Kể từ đó, dù cuộc sống có nhiều biến đổi như thế nào ông vẫn duy trì cân nặng trong khoảng 60-64kg cho đến 82 tuổi như hiện tại. Dù tuổi đã cao, bác sĩ Vương vẫn tự hào vì mình có hàm răng chắc khỏe bao gồm 24 cái, cả đời ông cũng chưa từng bị sâu răng.
"Tôi không hề bị cảm suốt 50 năm, cân nặng cũng chẳng hề thay đổi nhiều trong 60 năm qua. Liệu có bao nhiêu người làm được điều đó!", bác sĩ Vương nói.
Đương nhiên, không phải ngẫu nhiên mà vị bác sĩ này lại có một sức khỏe tốt như vậy ở tuổi 82. Nó chính là thành quả của cả tuổi trẻ gây dựng và giữ gìn của bác sĩ.
Nếu bạn muốn đến năm 82 tuổi vẫn còn sức khỏe và minh mẫn giống bác sĩ Vương, đừng bỏ qua 6 bí quyết vàng mà ông luôn sử dụng:
Bí quyết số 1: Không bao giờ ăn quá no, chỉ ăn vừa đủ
Theo bác sĩ Vương, chúng ta không cần phải ăn kiêng, bởi bác sĩ vốn dĩ là người thích ăn thịt, uống rượu nhưng điều bác sĩ luôn ghi nhớ đó là chỉ ăn no đến 7,8 phần.
Vậy như thế nào là ăn no 7, 8 phần? Nghĩa là trước bữa ăn tiếp theo bạn cảm thấy hơi đói là được. Còn nếu cảm thấy không đói trước bữa ăn tiếp theo, tức là bạn đã ăn quá nhiều ở bữa trước. Mỗi bữa ăn, chỉ ăn đến mức cảm thấy đủ, có thể ăn thêm nhưng không ăn.
Bí quyết số 2: Chăm chỉ vận động thể chất mỗi ngày
"Tôi thích đi bộ và chăm chỉ vận động thể chất mỗi ngày. Vào các ngày trong tuần, chỉ cần có thời gian và không phải mang theo đồ nặng thì tốt nhất đừng lạm dụng vào xe bus mà hãy đi bộ, cũng đừng có chăm chăm vào thang máy mà hãy nghĩ đến việc đi thang bộ", bác sĩ Vương khuyên.
Được biết, khi bác sĩ Vương 78 tuổi, ông vẫn tự leo cầu thang bộ lên tầng 22 mà không hề cảm thấy tức ngực hay khó thở.
Bác sĩ cũng khuyên mọi người: Tập thể dục không cần quá nặng, chỉ cần phù hợp với thể chất nhưng phải thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Bí quyết số 3: Hãy quan tâm đến giấc ngủ
Bác sĩ Vương cho biết, giấc ngủ tốt nhất là từ 11h đêm đến 7h sáng hôm sau. Bác sĩ có thói quen ngủ lúc 10h-10h30, mỗi ngày ngủ khoảng 7-8 tiếng. Chúng ta không nên trì hoãn việc ngủ dù bất kỳ lý do gì, con người có thể không ăn trong 1 ngày nhưng nếu một ngày không ngủ thì thể chất lẫn khả năng miễn dịch đều sẽ bị giảm sút. Chỉ khi đảm bảo giấc ngủ, bạn mới giúp hệ miễn dịch của cơ thể tốt.
Bác sĩ Vương cho biết, giấc ngủ tốt nhất là từ 11h đêm đến 7h sáng hôm sau.
Bí quyết số 4: Đừng quá lạm dụng vào thuốc
Nhiều người hơi bị ốm một chút đã nghĩ ngay đến việc dùng thuốc, tuy nhiên việc lạm dụng vào nó có thể gây cho cơ thể tác dụng phụ. Trong thực tế, có rất nhiều căn bệnh có thể tự chữa lành nhờ hệ miễn dịch của chúng ta. Mọi người hãy chăm chỉ tập luyện để tăng cường sức đề kháng, như vậy sẽ giảm khả năng dùng thuốc xuống.
Bí quyết số 5: Nghỉ hưu nhưng đừng để tay chân nhàn rỗi
Khi về hưu, bạn đừng bao giờ để bản thân cảm thấy nhàn rỗi, hãy tìm việc để làm bởi cơ thể con người có tiềm năng rất lớn cần phải sử dụng nó liên tục, nó mới tốt. Nếu cơ thể không làm gì, tất cả chức năng các cơ quan trong cơ thể sẽ bị thoái hóa và co lại.
Trong 20 năm nghỉ hưu, bác sĩ Vương luôn không ngừng tham gia các hoạt động xã hội. Ông muốn đem các kiến thức sức khỏe mình biết dạy lại cho mọi người. Dù đã 82 tuổi, suy nghĩ và lời nói của vị bác sĩ vô cùng minh mẫn, ông có thể sử dụng điện thoại để nhắn tin, trò chuyện, dùng máy tính để lướt mạng, viết và nhận email.
Bí quyết số 6: Hãy tuân theo quy luật tự nhiên
Theo bác sĩ, muốn khỏe mạnh thì quan trọng nhất là tuân theo quy luật tự nhiên. Đến bữa thì phải ăn, đến giờ là phải nghỉ. Hãy dành thời gian ra ngoài trời hít thở không khí trong lành và tắm nắng. Dù điều hòa làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái nhưng không có sự thay đổi nhiệt độ tự nhiên, nếu cứ ở trong môi trường này quá lâu, bạn sẽ bị suy giảm khả năng thích ứng với những thay đổi môi trường xung quanh và nhiệt độ của cơ thể. Cũng bởi vậy mà khi dịch bệnh bùng phát, người có khả năng thích nghi môi trường kém sẽ là người đầu tiên nhiễm bệnh!
Theo Kknews
Trí thức trẻ