MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ chuyên khoa qua đời vì ung thư dạ dày: Căn bệnh quái ác không chừa một ai, chỉ khi bạn nắm chắc các dấu hiệu sớm của bệnh này thì mới có thêm cơ hội để phát hiện, chữa trị kịp thời

18-09-2021 - 18:53 PM | Sống

Nguồn ảnh: Internet

Nguồn ảnh: Internet

Hầu hết bệnh nhân khi phát hiện ung thu dạ dày thường đã ở giai đoạn cuối vì các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Do vậy, hãy ghi nhớ dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ngay dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này để tăng cơ hội điều trị bệnh hiệu quả hơn.

1. Vị bác sĩ nếm trải nỗi đau của bệnh nhân

Bác sĩ Hoa Ích Uý là nguyên giám đốc khoa Ngoại của bệnh viện đa khoa Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông từng tham gia vào công tác phòng và điều trị và thực hiện vô số ca phẫu thuật liên quan đến căn bệnh ung thư. Bác sĩ Hoa Ích Uý cho biết rằng căn bệnh ung thư gây rất nhiều đau đớn cho người bệnh, nhưng ông chưa từng hiểu hết nỗi đau của bệnh nhân cho đến khi bản thân ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.

Khi phát hiện, bệnh tình của vị bác sĩ này đã ở giai đoạn nguy hiểm nên chỉ có thể tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày theo phương pháp điều trị thông thường. Sau khi phẫu thuật, tình trạng trào ngược của bác sĩ Hoa Ích Uy rất nghiêm trọng, thực quản bị bỏng và đau đớn, cổ họng và ống eustachian cũng bị kích thích mạnh, ông chỉ có thể nằm trên giường trong một thời gian dài.

Bác sĩ chuyên khoa qua đời vì ung thư dạ dày: Căn bệnh quái ác không chừa một ai, chỉ khi bạn nắm chắc các dấu hiệu sớm của bệnh này thì mới có thêm cơ hội để phát hiện, chữa trị kịp thời - Ảnh 1.

Chân dung bác sĩ Hoa Ích Uy, nguyên giám đốc khoa Ngoại của bệnh viện đa khoa Bắc Kinh, Trung Quốc

Để kiểm soát sự lây lan của các tế bào ung thư, Hoa Ích Uy đã được hóa trị liệu trong phúc mạc với phương pháp tăng thân nhiệt trong màng bụng. Trong quá trình này, ông phải nằm im một tiếng rưỡi, nhiệt độ khoang bụng sẽ tăng lên 41 ℃, cả người toát mồ hôi. Mỗi lần tăng thân nhiệt xong, ông đau bụng đến chết đi sống lại và chỉ có thể uống thuốc giảm đau. Vị bác sĩ phải trải qua đau đớn như vậy 8 lần trong 1 tháng.

Tuy nhiên, sau đợt hóa trị, tình trạng của bác sĩ Hoa Ích Uy không thuyên giảm mà các triệu chứng buồn nôn ngày càng nghiêm trọng, ông không thể ăn uống được, thậm chí ngay cả dung dịch dinh dưỡng nuôi qua mũi cũng không vào được, toàn thân phù nề. Trong lúc tuyệt vọng, vị bác sĩ này tiếp tục phải trải qua ca phẫu thuật thứ hai. Tuy nhiên, sau ca mổ, ông bị nhiễm trùng khoang bụng nặng , hy vọng sống sót cũng dần tan biến.

Sau một năm dài chống chọi với căn bệnh ung thư, trong những ngày cuối đời, bác sĩ Hoa Ích Uy, 73 tuổi, không thể cử động nằm, yên trên giường bệnh, xúc động nói: "Tôi đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật như vậy cho bệnh nhân rồi, chưa bao giờ tôi nghĩ họ sẽ đau đớn đến như vậy cho đến khi bản thân mình cũng nằm trên giường bệnh ... "

2. Ung thư giai đoạn muộn có thực sự cần phẫu thuật?

Trong quá trình điều trị, vị bác sĩ già nhớ lại ca phẫu thuật mà mình đã thực hiện và nói với các sinh viên: "Cắt bỏ toàn bộ dạ dày rất đau đớn. Nếu không phải trường hợp bắt buộc thì cắt bỏ một phần vẫn tốt hơn là cắt bỏ toàn bộ. Là bác sĩ, chúng ta không nên chỉ nghĩ đến việc loại bỏ bệnh tật mà còn vì lợi ích và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân".

Khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối, tỷ lệ sống giảm đi rất nhiều, một số bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để ức chế sự lây lan của tế bào ung thư. Vậy ung thư giai đoạn cuối có thực sự cần phẫu thuật không? Đây là một câu hỏi khó trả lời.

Bác sĩ chuyên khoa qua đời vì ung thư dạ dày: Căn bệnh quái ác không chừa một ai, chỉ khi bạn nắm chắc các dấu hiệu sớm của bệnh này thì mới có thêm cơ hội để phát hiện, chữa trị kịp thời - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Trước hết, chúng ta phải xem xét liệu cuộc phẫu thuật có thể giải quyết được vấn đề thực tế hay không, liệu nó có thể làm giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay không. Nếu câu trả lời là không, thì không cần phải phẫu thuật.

Thứ hai phụ thuộc vào việc rủi ro khi phẫu thuật có cao hay không. Phẫu thuật nào cũng có rủi ro, đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, liệu cơ thể có thể chịu đựng được những chấn thương và biến chứng do phẫu thuật gây ra hay không? Nếu không, thì bạn nên từ bỏ.

Cuối cùng, chúng ta phải tôn trọng nguyện vọng cá nhân của bệnh nhân. Liệu bệnh nhân có sẵn sàng để phẫu thuật hay không? So với suy nghĩ của gia đình, ý thức về sự sống còn của bệnh nhân còn quan trọng hơn.

Cần phải nhấn mạnh rằng không phẫu thuật khi ung thư đã ở giai đoạn cuối có nghĩa là vô vọng. Lấy bệnh ung thư dạ dày làm ví dụ, người bệnh nếu không thể phẫu thuật cũng có thể lựa chọn xạ trị, hóa trị, liệu pháp điều trị nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch, cắt bỏ bằng sóng cao tần và các phương pháp khác để kiểm soát sự di căn của tế bào ung thư, thu nhỏ khối u rồi mới tiến hành phẫu thuật. Hiện nay, hóa trị vẫn là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Nhìn chung, muốn biết cần phải phẫu thuật đối với ung thư giai đoạn muộn hay không, cần phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích. Nếu lợi ích nhiều hơn rủi ro, dù ý chí của bệnh nhân không mạnh, bác sĩ và người nhà có thể thuyết phục, động viên bệnh nhân nên phẫu thuật và dũng cảm hơn để sống.

3. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày

Tỷ lệ chẩn đoán sớm ung thư dạ dày thường thấp và hay bị nhầm với các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, dẫn đến việc bệnh nhân ở giai đoạn cuối rồi mới phát hiện ra bệnh. Ngay cả khi phẫu thuật thì tỷ lệ sống thêm 5 năm cũng ít hơn 30%. Tuy nhiên, nếu ung thư dạ dày được phát hiện sớm thì tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới hơn 90%, thậm chí có thể chữa khỏi.

Bác sĩ chuyên khoa qua đời vì ung thư dạ dày: Căn bệnh quái ác không chừa một ai, chỉ khi bạn nắm chắc các dấu hiệu sớm của bệnh này thì mới có thêm cơ hội để phát hiện, chữa trị kịp thời - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Vì vậy, chúng ta phải nắm rõ các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày để tránh nhầm lẫn với các bệnh dạ dày thông thường.

Những triệu chứng thường gặp là:

- Buồn nôn và nôn thường gặp hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi;

- Mệt mỏi và sụt cân hầu hết là do chức năng tiêu hóa giảm và lượng thức ăn giảm;

- Khó nuốt thức ăn, các khối u gần tim mạch có thể cản trở thức ăn đi vào;

- Khó chịu hoặc nổi cục ở vùng bụng trên.

Bác sĩ chuyên khoa qua đời vì ung thư dạ dày: Căn bệnh quái ác không chừa một ai, chỉ khi bạn nắm chắc các dấu hiệu sớm của bệnh này thì mới có thêm cơ hội để phát hiện, chữa trị kịp thời - Ảnh 4.

Hình minh hoạ

Ngoài việc xác định các triệu chứng ung thư dạ dày, khám sức khỏe thường xuyên cũng là một biện pháp phòng ngừa quan trọng. Mục tiêu để tầm soát ung thư dạ dày thường là các đối tượng được xác định là từ 40 tuổi trở lên và đáp ứng ít nhất một trong các lựa chọn sau :

- Sống ở những vùng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao trong thời gian dài

- Nhiễm Helicobacter pylori;

- Có tiền sử viêm teo niêm mạc dạ dày mãn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày,… cũng như các tổn thương tiền ung thư của dạ dày như thiếu máu ác tính;

- Có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày;

- Các yếu tố có nguy cơ khác như chế độ ăn nhiều muối, hút thuốc, nghiện rượu, v.v.;

Đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, nên nội soi dạ dày thường xuyên. Đối với viêm teo niêm mạc dạ dày mãn tính nói chung, thực hiện nội soi dạ dày 3 năm một lần.

Ung thư không bỏ qua một ai cả, chỉ có trang bị đầy đủ vốn kiến thức về sức khoẻ, có như vậy chúng ta mới ngăn cản được sự xuất hiện của căn bệnh này.

(Theo Toutiao)

Lê Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên