MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ phát hiện 700 con sán dây "làm tổ", gây tổn thương trong não, ngực và phổi, người đàn ông thú nhận do đã ăn món thịt này trước đó

21-11-2019 - 23:18 PM | Sống

Người đàn ông này kể lại rằng ông bắt đầu bị đau đầu và co giật sau khi ăn lẩu nhưng phải đến 1 tháng sau ông mới đến khám.

Một người đàn ông họ Châu, 43 tuổi, sống tại Hàng Châu ở miền đông Trung Quốc, đã gặp khó khăn vô cùng khi mà các triệu chứng kéo dài hơn một tháng. Cuối cùng khi không chịu nổi nữa, anh quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y khoa Liên kết đầu tiên, Đại học Chiết Giang.

Bác sĩ phát hiện 700 con sán dây làm tổ, gây tổn thương trong não, ngực và phổi, người đàn ông thú nhận do đã ăn món thịt này trước đó - Ảnh 1.
Bác sĩ phát hiện 700 con sán dây làm tổ, gây tổn thương trong não, ngực và phổi, người đàn ông thú nhận do đã ăn món thịt này trước đó - Ảnh 2.

Bác sĩ Vương Giang Vinh tại khoa Truyền nhiễm là người đã thực hiện kiểm tra cho ông Châu và chẩn đoán ông mắc bệnh taenaisis ( bệnh sán dây ). Bác sĩ Wang cũng phát hiện thấy hơn 700 con sán dây trên khắp cơ thể bệnh nhân.

Sán dây (được gọi là taenia solium) là bệnh mắc phải chủ yếu qua việc ăn phải trứng sán dây trong thịt lợn chưa nấu chín hoặc bị thịt lợn nhiễm bệnh.

Chia sẻ trên trang Pear, bác sĩ Vương nói rằng: "Có nhiều sự tổn thương trong não của bệnh nhân. Sán dây cũng có ở trong phổi và lấp đầy các cơ bên trong khoang ngực của ông ấy và gây tổn hại đến các cơ quan".

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi trứng sán dây xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, chúng có thể gây ra các triệu chứng thần kinh cho bệnh nhân, bao gồm cả động kinh. May mắn là bệnh sán dây có thể được điều trị bằng thuốc nhưng liều lượng và thời gian điều trị có thể thay đổi do mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Khi được hỏi về thói quen sinh hoạt, ăn uống, ông Châu nói rằng ông đã ăn lẩu khoảng một tháng trước và rất có thể món thịt trong bữa lẩu đó đã không được nấu chín.

Bác sĩ phát hiện 700 con sán dây làm tổ, gây tổn thương trong não, ngực và phổi, người đàn ông thú nhận do đã ăn món thịt này trước đó - Ảnh 3.

Bác sĩ Vương giải thích: "Chúng ta có xu hướng ăn nhiều thịt trong cuộc sống hàng ngày, như thịt cừu nướng và thịt lợn nướng. Nếu thịt chưa chín, trứng sán dây sẽ vẫn sống. Và nếu bạn đã ăn thịt chưa nấu chín, có khả năng trứng sán dây đi vào cơ thể và gây ra các bệnh khác nhau".

Bác sĩ phát hiện 700 con sán dây làm tổ, gây tổn thương trong não, ngực và phổi, người đàn ông thú nhận do đã ăn món thịt này trước đó - Ảnh 4.

Các trường hợp nhiễm sán do ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín không phải là hiếm gặp. Mới đây, trang Global Times cũng đưa tin một người đàn ông sống tại Quảng Châu, Trung Quốc thường xuyên phải trải qua các cơn động kinh trong nhiều năm. Theo Fox News, người đàn ông này cho biết, anh bắt đầu cảm thấy tê ở bên trái cơ thể bắt đầu từ năm 2007. Trong những năm tiếp theo, anh phát triển các triệu chứng đáng lo ngại hơn, bao gồm cả co giật, mặc dù vậy các bác sĩ không tìm ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh của anh.

Bác sĩ phát hiện 700 con sán dây làm tổ, gây tổn thương trong não, ngực và phổi, người đàn ông thú nhận do đã ăn món thịt này trước đó - Ảnh 5.

Bác sĩ Vương nói rằng sán dây đã gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân.

Cuối cùng, bác sĩ cũng tìm ra nguyên nhân là do anh ta có một loại kí sinh trùng hiếm gặp trong não. Anh được chẩn đoán mắc bệnh sparganosis, một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại ấu trùng sán dây được gọi là Spirometra. Điều đáng nói, các bác sĩ cho rằng con sán dây dài khoảng 12cm này đã kí sinh trong não của anh tới cả 10 năm mà không biết.

Phải mất 2 giờ phẫu thuật các bác sĩ mới loại bỏ hết sán dây khỏi não của người đàn ông. "Cuộc phẫu thuật rất mạo hiểm. Sán dây sống đang di chuyển trong não của bệnh nhân và chúng tôi phải loại bỏ tất cả, nếu không phần còn sót lại có thể lại sinh sôi", bác sĩ Gu Youming, bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân chia sẻ với AsiaWire.

Bác sĩ phát hiện 700 con sán dây làm tổ, gây tổn thương trong não, ngực và phổi, người đàn ông thú nhận do đã ăn món thịt này trước đó - Ảnh 6.

Con người hiếm khi bị nhiễm Spirometra - ký sinh trùng thường sống trong ruột của chó và mèo. Các vật chủ khác trong vòng đời của ký sinh trùng bao gồm cá, bò sát, lưỡng cư và động vật giáp xác nước ngọt. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), con người cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu họ uống nước bị nhiễm ký sinh trùng, hoặc ăn thịt động vật chưa nấu chín, chẳng hạn như ếch hoặc rắn - là vật chủ của ký sinh trùng. Ký sinh trùng này có thể sống tới 20 năm ở người.

Để không ăn phải thực phẩm nhiễm giun sán, người dân cần phải:

- Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến, tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi;

- Không phân biệt đối tượng, cả gia đình cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần;

- Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc;

- Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ;

- Quản lý phân rác chặt chẽ, tránh để lợn, gà, chó tha phân gây ô nhiễm môi trường.

Tốt nhất chúng ta phải từ bỏ ngay từ bây giờ các món ăn như tiết canh, thịt sống, thịt tái... Đây là những món ăn ẩn chứa nhiều ấu trùng sán nhất. Ngoài ra, trong quá trình mua thực phẩm, bạn cũng cần chú ý chọn mua thịt lợn, bò... tươi, ngon, sạch cho gia đình.

Theo Tr. Thu

Helino

Trở lên trên