Bài học đầu tư giá trị từ người thầy mà Warren Buffett tôn thờ: Ký séc hàng triệu USD mỗi ngày nhưng dùng một chiếc tem dán phong bì cũng cần đắn đo
Graham là bậc thầy trong giới kinh doanh và là tượng đài của những nhà đầu tư trên Phố Wall. Quan điểm về tài chính của ông là bài học nằm lòng của những ông trùm hàng đầu thế giới.
- 07-10-2021Cựu CEO Pepsi: Nhân viên xin tăng lương là điều đáng xấu hổ
- 07-10-2021Hai cụ bà 107 tuổi người Nhật lập kỷ lục trở thành cặp song sinh sống thọ nhất thế giới: Ai cũng ngưỡng mộ bởi tính cách hòa đồng và tích cực
- 07-10-2021Bên trong trại giảm cân đẫm mồ hôi và nước mắt ở Trung Quốc: Nỗ lực gấp 5 lần bình thường không chỉ vì ngoại hình mà còn để học cách trân trọng chính bản thân mình
Benjamin Graham được biết đến là nhà kinh tế học và nhà đầu tư chuyên nghiệp người Mỹ, cha đẻ của đầu tư giá trị. Ông cũng là người khai sáng cho Warren Buffett và là cố vấn đầu tư cho nhiều nhà giao dịch thành công nhất thời đại.
Graham sinh ra ở London vào năm 1894 và lớn lên ở New York. Sau khi tốt nghiệp Đại học Columbia, ông vào làm việc tại một công ty chứng khoán với tư cách là nhà nghiên cứu tài chính. Năm 1926, ông hợp tác với người bạn Newman để thành lập quỹ Graham Newman.
Quỹ của Graham và người bạn đã đánh bại Chỉ số Công nghiệp Dow Jones với thành tích xuất sắc hàng năm từ đó thiết lập vị trí chiến lược đầu tư giá trị của ông trên thị trường. Kể từ năm 1933, Quỹ Graham Newman chưa bao giờ thua lỗ và lợi tức đầu tư cao tới gần 700%.
Ngày nay, hàng chục nhà quản lý quỹ đang hoạt động trên Phố Wall. Nhờ vậy ông còn được gọi là "Bố già của Phố Wall".
Trong một cuốn hồi ký, Graham đã trình bày về gốc rễ và bản chất của quy luật đầu tư giá trị. Cuốn sách này kể lại kinh nghiệm kiếm tiền từ năm 9 tuổi của ông đồng thời là bài học "gối đầu giường" cho các doanh nhân trên khắp thế giới.
Tỷ phú Warren Buffett là một trong những học trò nổi tiếng của Graham (Ảnh: Inc)
1. Thái độ với tiền quyết định tương lai
Các nhà đầu tư tại Phố Wall thường bất cẩn khi xử lý những khoản tiền lớn, nhưng tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy họ lại rất tiết kiệm và keo kiệt. Graham kể lại một lần khi bước vào văn phòng của Alfred, ông thấy người bạn của mình đang chuẩn bị gửi séc để thanh toán các hóa đơn cá nhân của mình.
Alfred đã sử dụng phong bì có dán tem và in địa chỉ để gửi những tấm séc này. Ông sẵn sáng hạ bút ký những tấm séc hàng triệu đô nhưng anh lạ xóa địa chỉ và tái sử dụng để tiết kiệm được 2 xu tiền bưu phí.
Graham tự hỏi bản thân: "Vì sao một người đàn ông ký séc mỗi ngày lại phải tiết kiệm cả 2 xu". Sau đó ông khám phá ra rằng không cần biết chúng ta sở hữu bao nhiêu tiền, mỗi đồng tiền bỏ ra cũng cần phải thận trọng. Đồng tiền dù nhỏ nhất đều có ý nghĩa quan trọng với tất cả chúng ta.
Hầu hết trẻ em không được sinh ra với bản tính tằn tiện hay xa hoa mà các thái độ và hành vi trong tương lai của chúng được quyết định bởi môi trường sống. Nếu những người trẻ tuổi sớm hình thành thói quen chi tiêu có chừng mực và hợp lý thì tương lai khả năng quản lý tài chính cũng vượt trội hơn.
Hình minh họa (Ảnh: People)
2. Ba loại người trong cuộc sống
Trong cuộc sống, có nhiều người khác nhau và chúng ta có thể chia thành 3 nhóm chính. Thứ nhất, kẻ keo kiệt; thứ hai, kẻ mặc cả cuồng tín; thứ ba, keo kiệt do điều kiện hình thành.
Người keo kiệt có xu hướng tham lam và không biết kiểm soát bản thân. Những người này có bản năng thôi thúc tích lũy tài sản (không cần thiết) và thường xuyên gặp phải căng thẳng trước khi quyết định chi tiêu một khoản nào đó.
Nhóm người thứ hai chủ yếu là các doanh nhân thành đạt. Do thói quen, họ làm việc chăm chỉ và kiếm tiền không ngừng. Những người này có một nguyên tắc gọi là "tìm giá tiết kiệm nhất" và "mặc cả giá phải chăng nhất".
Nhóm người "mặc cả" thực ra không phải là những người nhỏ mọn. Họ sẵn sàng chi tiền cho những món đồ đồ xa xỉ như xe Rolls-Royce, du thuyền lớn hay đồ trang sức quý giá nếu cảm thấy chúng xứng đáng với giá tiền.
Kiểu người giàu thứ ba là những người phức tạp nhất. Họ có thể sinh ra trong môi trường khắc nghiệt hoặc đã từng trải qua nghèo khó. Cũng giống như Graham, cái nghèo của cuộc sống đã buộc ông phải tằn tiện từng đồng xu nhỏ nhất. Ông kể lại chính mình thường phải đếm đi đếm lại để xem bản thân đang sở hữu bao nhiêu.
Những thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhóm thứ ba khiến họ có những hành vi vô lý khi sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn nhưng lại chi li đến từng đồng bạc.
Theo những gì Benjamin Graham đúc kết được, thái độ đối với đồng tiền là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi người. Ông khuyên tất cả các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ lưỡng các khoản đầu tư của mình để tận dụng được tối đa số tiền đã bỏ ra.
Nguồn: Businesstoday