Bài học từ CEO bị ‘đuổi cổ’ khỏi công ty mình sáng lập đến tỷ phú giàu thứ hai TG: 'Cuộc đời quá ngắn cho những mối hận thù lâu dài'
Khi được hỏi về việc bị đuổi khỏi PayPal, Elon Musk trả lời: "Cuộc đời này quá ngắn cho những mối hận thù lâu dài".
- 01-04-2021CEO Masan Consumer: Chỉ cần tăng độ đạm một vài phần trăm, có thể gấp 2 hoặc gấp 3 doanh thu thị trường nước mắm
- 31-03-2021Nghe CEO Lei Jun giải thích mới thấy logo mới của Xiaomi ‘chất tới từng xu’: Sử dụng công thức toán học ‘siêu hình elip’, đạt tới sự cân bằng hoàn hảo
- 30-03-2021CEO CLS:“Đào tạo E-Learning chỉ dành cho doanh nghiệp lớn là quan điểm sai lầm”
Đó là năm 1999, chàng trai 27 tuổi Elon Musk đang ngồi trên một chiếc ghế da, trước mặt là một lò sưởi cũ kỹ cùng một chiếc TV lớn. Mặc chiếc áo màu nâu quá khổ, nhìn Musk chẳng có vẻ gì là một người vừa bán được Zip2 - công ty do ông sáng lập với giá 400 triệu USD.
Chưa dừng lại ở đó, Musk tiếp tục thành lập một công ty khác mang tên X.com (sau này trở thành PayPal). Thật khó để tưởng tượng rằng vào thời điểm đó, ngân hàng trực tuyến là một ý tưởng mang tính cách mạng được một nhóm thanh niên "điên rồ" ở Thung lũng Silicon nghĩ ra.
Musk dành phần lớn số tiền kiếm được từ thương vụ bán Zip2 để phát triển X.com. Doanh nhân này chưa bao giờ ngần ngại đầu tư lượng lớn tài sản để biến ý tưởng của mình thành hiện thực.
Thế nhưng chỉ chưa đầy 1 năm sau, Musk đã bị đuổi khỏi chính công ty do mình đồng sáng lập. Max Levchin và Peter Thiel, những người cùng tạo ra X.com với Musk, đã quyết định sa thải ông khỏi vị trí CEO năm 2000 do nhiều bất đồng về thương hiệu và quản lý.
Elon Musk và Peter Thiel.
Tuy nhiên, Musk vẫn giữ vốn chủ sở hữu tại đây và đã trở nên giàu có hơn khi PayPal IPO với mức định giá 1,5 tỷ USD năm 2002. Và ông lại có nhiều tiền để tham gia vào một cuộc chơi mới. Năm 2003, 1 năm sau khi thành lập SpaceX, Musk thành lập Tesla và giữ vai trò điều hành cho đến nay.
Có thể nói, Musk là một doanh nhân gần như đặt công việc lên trên bất cứ điều gì khác trong cuộc sống như gia đình và bạn bè. Thời điểm hiện tại, ông là tỷ phú giàu thứ hai thế giới với khối tài sản trị giá 173 tỷ USD.
Tweet vào lúc 2 giờ sáng, chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm hay thường xuyên uống Coke và cà phê… đó là những thói quen không mấy lành mạnh nhưng đã giúp Musk đạt được thành công.
Cho dù đó là thay đổi ngành ngân hàng, cách mạng hóa ô tô điện hay thậm chí là "thuộc địa hóa" sao Hỏa… mọi việc đều được Musk làm với 1000% nỗ lực. Nhờ đâu mà một người từng bị sa thải khỏi công ty do chính mình tạo ra trở thành tỷ phú hàng đầu thế giới như hiện nay?
Dưới đây là một số bài học kinh doanh và cuộc sống đầy cảm hứng từ Elon Musk:
Cuộc đời quá ngắn cho những mối hận thù lâu dài
Đó là điều Musk chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, khi ông được hỏi về việc bị đuổi khỏi PayPal. Tất nhiên, việc này khiến ông bị tổn thương nhưng ông nhận ra rằng mình vẫn phải tiếp tục cuộc sống. Sau này, Peter Thiel cũng gọi Musk là "một người bạn tốt" và gọi ông chủ Tesla là hình mẫu cho các doanh nhân trẻ ngày nay.
Sự oán giận sẽ chẳng dẫn đến những điều tốt đẹp! Kinh doanh ở Thung lũng Silicon hay ở bất cứ đâu đều tràn ngập những đam mê, tầm nhìn thay đổi thế giới và cả cái tôi lớn cũng như xung đột.
Bạn sẽ gặp phải trở ngại, đụng độ với người khác hay thậm chí là cắt đứt mối quan hệ với một số người. Tuy nhiên, đó là cách mọi thứ diễn ra trong thế giới khởi nghiệp. Điều quan trọng hơn cả là không để những cảm xúc tiêu cực cản trở sự phát triển của bạn.
Elon Musk trên sân khấu giới thiệu Tesla.
Bằng cấp không phải lúc nào cũng quan trọng
Musk từng nói: "Tôi không học Harvard nhưng những người làm việc cho tôi thì có". Trên thực tế, vị tỷ phú đã đến học ở Stanford nhưng chỉ được 2 ngày là bỏ dở. Ông tin rằng Internet sẽ phát triển nhanh chóng và không thể cưỡng lại ý muốn xây dựng công ty của riêng mình. Đó chính là tinh thần giúp Musk khởi nghiệp với 2.000 USD, tạo ra Zip2 và sau đó bán lại với giá hàng trăm triệu USD.
Trường học quan trọng nhưng không phải quan trọng nhất trong sự nghiệp của nhiều người, trong đó có Musk. Thay vào đó, ông học từ trải nghiệm thực tế. Sau này khi trở thành ông chủ, Musk cũng không yêu cầu tất cả ứng viên phải có bằng đại học mà chỉ cần họ đáp ứng được tiêu chí như sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề.
Trở nên phi thường là một sự lựa chọn
Musk nói: "Tôi nghĩ rằng người bình thường có thể chọn để trở thành người phi thường". Thay đổi không chỉ đến từ tầm nhìn, mà còn từ sự sẵn sàng áp dụng tầm nhìn đó vào công việc. Có bao nhiêu người sẵn sàng bỏ Stanford sau 2 ngày chỉ với 2.000 USD trong tài khoản ngân hàng để thử ý tưởng điên rồ như Musk? Không nhiều. Và đó chính là điều giúp ông trở nên "phi thường".
Tất nhiên, nếu tất cả mọi người đều như vậy, thế giới sẽ là một nơi nhàm chán. Tuy nhiên, đừng để bất cứ điều gì ngăn cản ý tưởng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng không cần phải từ bỏ cuộc sống riêng của mình, đặt cược toàn bộ số tiền bạn có để khởi nghiệp hay làm việc quần quật như Musk.
Thay vào đó, bạn vẫn có thể thành công bằng cách riêng và chỉ lấy hành trình của Musk làm nguồn cảm hứng "tham khảo". Ngay từ bây giờ, hãy tìm cách học hỏi và cải thiện bản thân mỗi ngày.
Nguồn: EH
Doanh nghiệp và tiếp thị