Bản đồ xuất khẩu cà phê thế giới
Châu Âu là khu vực xuất khẩu cà phê thành phẩm nhiều nhất, chiếm 35% tỷ lệ xuất khẩu.Chỉ xếp sau Brazil, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới với giá trị xuất khẩu cà phê lên đến 3,5 tỷ USD.
Thống kê xuất khẩu dưới đây không nói tới những nơi cà phê được trồng. Chẳng hạn như Đức và Thuỵ Sĩ đều có giá trị xuất khẩu cà phê rất cao nhưng nông dân 2 nước này không trồng cà phê. Thay vào đó, họ nhập khẩu hạt cà phê xanh từ các khu vực kém phát triển hơn, rang và vận chuyển nó đi khắp thế giới. Để rang và tạo hương vị cho cà phê cần rất nhiều điện và nước, tài nguyên mà các nước kém phát triển hơn thường không đáp ứng được. Điều này giải thích lý do các hoạt động này gần nơi sinh sống của người tiêu dùng giàu có khắp Tây Âu.
Nhìn vào các quốc gia trồng cà phê nói riêng, chỉ có một vài 'ông lớn' có giá trị xuất khẩu cà phê trên 2 tỷ USD như Brazil (4,6 tỷ), Việt Nam (3,5 tỷ) và Colombia (2,5 tỷ) - chiếm đến 32,7% toàn bộ giá trị xuất khẩu cà phê thế giới. Bất kỳ quốc gia nói trên đều tạo ra nhiều hạt cà phê hơn toàn bộ lục địa châu Phi, minh chứng cho ngành công nghiệp sản xuất cà phê tại đây kém phát triển như thế nào. Nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất ở Châu Phi, Ethiopia (938 triệu USD) thậm chí còn không nằm trong danh sách top 10 quốc đạt giá trị xuẩt khẩu lớn nhất.
Tuy nhiên, thị trường cà phê quốc tế tương đối phân tán giữa hàng chục quốc gia khác nhau. Chỉ có hai quốc gia chiếm hơn 10% thị trường xuất khẩu toàn cầu và 17 quốc gia khác nhau đóng góp từ 1-5% mỗi nước. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có vô số lựa chọn khi muốn thưởng thức một tách cà phê.
Người đồng hành