MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn "lề đường" bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận

01-01-2021 - 20:19 PM | Sống

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn "lề đường" bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận

Bên cạnh biểu tượng Merlion (mình cá đầu sư tử) thì văn hóa bán hàng rong cũng là biểu tượng đặc trưng của quốc đảo Singapore.

Gần như mọi thành phố trên thế giới đều có biểu tượng riêng như nhà hát Opera ở Sydney (Australia), tượng Nữ thần Tự do ở New York (Mỹ), tháp Eiffel ở Paris (Pháp)... Nhưng đối với Singapore, bên cạnh biểu tượng Merlion (mình cá đầu sư tử) thì văn hóa bán hàng rong cũng là biểu tượng đặc trưng của quốc đảo này.

 Không quá ồn ào, náo nhiệt mà cũng chẳng trang hoàng, nhưng những gian hàng rong ở Singapore được xem là thiên đường ẩm thực, và nền tảng văn hóa ẩm thực hiện đại của nước này.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 1.

Nếu có dịp đi dạo vòng quanh một trung tâm bán hàng rong, bạn sẽ có cảm giác như mình vừa có một cuộc phiêu lưu giác quan vô cùng ấn tượng, từ khứu giác, vị giác đến thị giác của bạn đều là những trải nghiệm có "1-0-2", nơi mà bạn khó có thể tìm được ở những nước khác trên thế giới.

Tại đây, bạn sẽ được chứng kiến bữa ăn của những con người vui vẻ kết hợp với tiếng kêu của chảo nóng, tiếng dao cắt sắc như dao cạo, và tiếng xèo xèo của thức ăn nấu nướng xung quanh. Tất cả như một lăng kính vạn hoa khiến bạn bối rối không biết nên gọi món gì và nên thưởng thức món ăn nào đầu tiên.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 2.

Văn hóa bán hàng rong lâu đời với bề dày lịch sử hơn 200 năm

Từ đầu những năm 1800, những người bán hàng lưu động đi lang thang trên hòn đảo này, họ rung chuông hoặc dùng que đập vào các khối gỗ để thông báo họ đã đến, nếu ai có nhu cầu mua hàng thì hãy chạy ra ngoài.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 3.

Trung tâm bán hàng rong ở Singapore năm 1890. (Ảnh: National Archives of Singapore)

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 4.

Một người gánh hàng rong ở Singapore vào năm 1907. (Ảnh: National Archives of Singapore)

Bên cạnh đó, có những người đi trên các con phố và làn đường với chậu, chảo buộc vào xe đạp hoặc xe đẩy, thậm chí có người không có xe thì phải gánh hàng trên vai. Họ chen chúc trên lề đường, ngồi ở một góc, tạo thành những quán ăn tạm bợ, và làm việc từ 12 - 15 tiếng mỗi ngày.

Những người bán hàng rong khi ấy đã trả một khoản tiền thuê để có được một không gian buôn bán bên trong. Từ đây loạt trung tâm hàng rong được quy hoạch và tái phát triển bao gồm Kreta Ayer (1921), People's Park (1923), Carnie Street (1929), Queen Street (1929), Balestier Road (1929), và Lim Tua Tow Road (1935).

Trước những năm 1970, những người bán hàng rong không có giấy phép bán thức ăn trên đường phố, kéo theo vấn đề chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Từ năm 1971 đến năm 1986, chính phủ Singapore đã cố gắng tìm cách đưa những người bán hàng rong về chung một mái nhà. Họ bắt đầu xây dựng các gian hàng theo mô hình thống nhất, các gian hàng đều làm bằng gạch và bê tông, mỗi gian hàng đều có điện, nước sạch, thậm chí cả điện lạnh.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 5.

Trung tâm hàng rong People's Park vào năm 1965.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 6.

Trung tâm hàng rong People's Park ngày nay trở thành khu phức hợp với nhiều hoạt động và ngành nghề.

Trung tâm bán hàng rong People's Park vốn đã phát triển mạnh cho đến khi nó bị phá hủy bởi một trận hỏa hoạn vào năm 1966. Đến nay People's Park đã trở thành một khu phức hợp với nhiều hệ thống hạ tầng, và không còn là trung tâm bán hàng rong như ngày xưa.

Trong số những trung tâm bán hàng rong, chỉ còn Balestier vẫn là một nơi bán hàng rong giữ được nét văn hóa ngày xưa. Cho đến tận ngày nay, Balestier vẫn là nơi sầm uất và thu hút rất nhiều khách trong nước và ngoài nước đến để trải nghiệm văn hóa bán hàng rong.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 7.

Hình ảnh trung tâm bán hàng rong Balestier hiện nay.

Ngoài ra, phố Smith cũng là trung tâm hàng rong được nhiều người biết đến. Đây được xem là thiên đường ẩm thực nổi tiếng với các món ăn Quảng Đông như cơm gà, cháo gà,... Ngày nay, hầu hết các hàng rong ở phố Smith đã được chuyển vào Trung tâm Ẩm thực Khu phức hợp Phố Tàu (Chinatown), nơi có gần 200 gian hàng rong, và là trung tâm bán hàng rong lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Singapore.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 8.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 9.

Phố Smith những năm 1983 - 1984.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 10.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 11.

Phố Smith sầm uất ở khu Chinatown ngày nay.

Từ năm 1986 đến năm 2011, một số trung tâm bán hàng rong đã được công nhận và chính phủ đã quyết định dọn đường cho việc tái phát triển mà không cần thay thế. Bên cạnh đó, dân số Singapore tăng gần gấp đôi từ năm 1986 đến năm 2011 (5,2 triệu người), do đó nhu cầu về các bữa ăn hợp túi tiền mà các trung tâm bán hàng rong cung cấp cũng ngày càng tăng.

Cách mà văn hóa bán hàng rong bền vững theo năm tháng

Ngày nay, các trung tâm bán hàng rong vẫn tiếp tục phát triển, và nhiều người Singapore đến đây ăn nhiều hơn là ăn ở nhà. Tuy nhiên, toàn cầu hóa đang dần thay đổi thị hiếu cá nhân, và những gã khổng lồ thức ăn nhanh trên thế giới bắt đầu thâm nhập vào nước này, làm xáo trộn văn hóa ẩm thực địa phương.

Bên cạnh đó, khi những người bán hàng rong ngày xưa nay đã lớn tuổi và cũng đến lúc về hưu, nhưng không phải gia đình nào cũng có người tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình, điều này khiến nhiều người lo lắng biểu tượng văn hóa hàng rong từ nhiều thập kỷ trước không thể được bảo toàn. Vậy làm thế nào để bảo vệ văn hóa hàng rong - bảo vật quốc gia? Câu trả lời rất đơn giản, đó chính là phải có những món ăn độc lạ và thực khách không thể tìm thấy ở những nước khác.

Trong hơn 100 năm, những gian hàng rong được coi là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng và là một vấn đề cần giải quyết. Nhưng theo thời gian, thay vì coi thường những món ăn bán rong, người Singapore ngày càng tự hào với ẩm thực địa phương như cơm gà Hải Nam, Char Kway Teow (Hủ tíu xào), Mee Pok, Cà ri Laksa, Chili crab (Cua sốt cay), Thịt xiên Satay,...

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 12.

Cà ri Laksa.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 13.

Chilli Crab (Cua sốt ớt).

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 14.

Cơm gà Hải Nam.

Người Singapore từ mọi tầng lớp xã hội đều dành tình yêu cho các món ăn bán rong như một huy hiệu danh dự. Và họ sẽ vỗ ngực tự hào rằng, tất cả những món ăn đó là của họ chứ không phải của bất kỳ quốc gia nào khác. Không chỉ đồ ăn bán rong ở Singapore trở thành thứ được người dân địa phương thực sự yêu thích, mà danh tiếng của những món ăn này cũng được đánh giá cao với thực khách ở nước ngoài.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 15.

Hình ảnh ông Lien Ying Chow năm 1991.

Lien Ying Chow, người sáng lập khách sạn Mandarin Orchard vào năm 1971 đã quyết định đưa ba món ăn bán rong của Singapore vào thực đơn của khách sạn. Các món ăn gồm cà ri laksa, char kway teow và cơm gà Hải Nam. Ba món ăn bán rong này đã được thực khách quốc tế đón nhận rất nồng nhiệt, đặc biệt là cơm gà Hải Nam.

Thành công của món cơm gà Hải Nam của khách sạn đã đưa Singapore lên bản đồ thế giới. Trở lại năm 1971, việc đưa các món ăn bán rong bình dân vào thực đơn của khách sạn 5 sao là một bước đi táo bạo và có tầm nhìn. Món cơm gà Hải Nam huyền thoại vẫn được xem là món cơm gà đắt nhất Singapore hiện nay.

Đến Singapore, các du khách sẽ trải nghiệm được muôn hình vạn trạng các trung tâm bán hàng rong. Tại mỗi trung tâm bán hàng rong, luôn có nhiều loại thực phẩm địa phương giá rẻ để thực khách lựa chọn. Ngoài ra, thực khách cũng sẽ trải nghiệm văn hóa giản dị, thoải mái ở thành phố này.

Đa số trung tâm bán hàng rong ở Singapore là một địa điểm ăn uống - thường là ở ngoài trời - với các bàn được kê trong một khu vực rộng lớn, bao quanh là các quầy bán đồ ăn. Ở hầu hết các trung tâm bán hàng rong, thực khách sẽ tìm thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa đồ ăn Trung Quốc, Ấn Độ và Mã Lai, cùng với đồ uống và món tráng miệng địa phương.

Dưới đây là một số trung tâm hàng rong nổi tiếng của Singapore:

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 16.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 17.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 18.

Trung tâm bán hàng rong Lau Pa Sat nổi tiếng là một trong những khu ăn uống sầm uất nhất ở trung tâm Singapore và là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều du khách. Lau Pa Sat được ghi nhận là di tích quốc gia từ năm 1972, nằm ở ngay khu trung tâm tài chính CBD của Singapore. Tòa nhà có hình bát giác với kết cấu cột và mái theo phong cách kiến trúc Victoria.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 19.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 20.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 21.

Khu hàng rong Maxwell food centre với những cửa hàng có bề dày lịch sử lâu đời. Đặc biệt, tại đây có cơm gà Hải Nam Tian Tian (Thiên Thiên) nổi tiếng được nhiều thực khách yêu thích.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 22.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 23.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 24.

Newton Food Centre là điểm đến nổi tiếng cho các du khách muốn được thưởng thức các đặc sản của Singapore, đặc biệt là đồ hải sản. Không gian ngoài trời khác với các trung tâm hàng rong khác là một điểm cộng cho Newton Food Centre.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 25.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 26.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 27.

Khu Geylang nổi tiếng với món cháo ếch đặc trưng mà thực khách nào cũng phải thử một lần.

Văn hoá bán hàng rong ở Singapore không phân biệt giai cấp giàu nghèo

Sự kết hợp giữa các gian hàng trong trung tâm bán hàng rong Singapore là một mô hình thu nhỏ của di sản đa văn hóa của nước này. Các gian hàng thực phẩm Ấn Độ, Mã Lai, Trung Quốc và phương Tây hoạt động cạnh nhau. Bất kỳ ai cũng đều có thể đến, ngồi vào bất kỳ bàn nào để dùng bữa - không có rào cản, không có ranh giới hay khoảng cách.

Các trung tâm bán hàng rong ở Singapore đã trở thành không gian của cộng đồng, không gian của mọi người và có vai trò thiết yếu trong việc xây dựng cộng đồng. Có một câu nói nổi tiếng "Một gia đình cùng ăn, cùng ở", thì người Singapore tâm niệm rằng "một quốc gia cùng ăn, cùng mạnh".

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 28.

Bộ trưởng Môi trường Lim Kim San đến thăm một trung tâm bán hàng rong vào năm 1975.

Tại các trung tâm bán hàng rong ở Singapore, không có đặc quyền nào dành cho cấp bậc hoặc địa vị xã hội (ngoại trừ việc tiếp đón người già hoặc người tàn tật vì sự tôn trọng và lịch sự). Mọi người đều xếp hàng và lấy thức ăn của riêng mình trở lại bàn của họ - trung tâm bán hàng rong là một nơi cân bằng tuyệt vời.

Trong khi hầu hết những người bán hàng rong tiên phong bị hoàn cảnh ép buộc phải buôn bán, thì hiện nay ngày càng có nhiều giới trẻ của Singapore chọn buôn bán hàng rong làm nghề nghiệp chính. Người Singapore ngày càng coi việc buôn bán hàng rong là một dịch vụ thiết yếu đáng kính trọng và là một nghề khả thi. Nhiều người tham gia buôn bán để bảo tồn di sản của cha mẹ hoặc ông bà.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 29.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 30.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 31.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 32.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 33.

Anh Douglas Ng và câu chuyện lập nghiệp từ việc bán mì cá viên (fishball noodle). Anh Douglas Ng đã mở tiệm bán mì cá viên Fishball Story từ năm 2015. Từ đó, đến nay đã được 5 năm và tiệm mì trở thành một trong những nơi không thể không đến của các thực khách.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 34.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 35.
Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 36.

Ler Jie Wei là thế hệ thứ 5 của tiệm mì Mee Pok (Mì thịt heo bằm).

Hơn 100 năm trước, ông cố của Ler Jie Wei đã bắt đầu sự nghiệp bán Mee Pok. Họ từ tỉnh Phúc Kiến đến Triều Châu để lập nghiệp. Tại đây, ông đã học nghề và trở thành người bán hàng rong, cụ thể là bán Mee Pok trong nhiều năm. Jie Wei sau khi chứng kiến các thành viên trong gia đình thay nhau tiếp quản công việc kinh doanh truyền thống, anh đã từ bỏ công việc ngân hàng để bắt đầu nối nghiệp bán Mee Pok vì cảm thấy mình phải có nhiệm vụ tiếp nối di sản của cha ông.

Bán hàng rong ở Singapore: Từ những món ăn lề đường bình dị có bề dày lịch sử 200 năm trở thành nét văn hóa được UNESCO công nhận - Ảnh 37.

Tạm kết

Trong vài thế kỷ qua, văn hóa bán hàng rong của Singapore đã và đang phát triển một cách vượt bậc. Vào tháng 3/2019, Singapore bắt đầu trình lên UNESCO văn hóa bán hàng rong và cuối cùng đã nhận được phần thưởng xứng đáng. Ngày 16/12 vừa qua, Thủ tướng Lý Hiển Long đã đăng lời cảm ơn sâu sắc đến những người bán hàng rong trong nhiều thế kỷ qua. Những người góp phần khẳng định bản sắc văn hóa và tự hào rằng văn hóa bán hàng rong là một văn hóa có khả năng kết nối nhiều quốc gia, nhiều tầng lớp xã hội với nhau.

(Nguồn: johorkaki, expatliving, nationalgeographic)

Theo Tiểu Lương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên