Bank of America: Đà tăng mới chỉ bắt đầu, thị trường mới nổi có thể tăng trưởng gấp đôi trong 2 năm tới
“Chúng tôi nghĩ rằng sẽ là hợp lý nếu danh mục đầu tư chú trọng vào cổ phiếu ở các thị trường mới nổi ở châu Á”, Ajay Kapur, trưởng bộ phận chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương và các thị trường mới nổi, nói.
- 04-04-2017Fed tăng lãi suất, sao tiền vẫn đổ vào các thị trường mới nổi?
- 22-08-2016Việt Nam là điểm đầu tư "hot" nhất trong các thị trường mới nổi hai năm liên tiếp
- 30-03-2016Dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi cao nhất trong 21 tháng
Những phân tích sâu quá mức cần thiết về tình hình địa chính trị, chính sách phức tạp của các NHTW và sự tập trung vào lợi nhuận doanh nghiệp là những thứ khiến nhà đầu tư rối trí khi cố gắng kiếm lời từ đà tăng của các thị trường mới nổi.
Đó là quan điểm được ngân hàng Mỹ Bank of America Merrill Lynch đưa ra dựa trên kết quả phân tích 6 đợt tăng giá trên các thị trường mới nổi từ năm 1976 đến nay. Cũng theo báo cáo này, đợt tăng giá hiện nay có đôi chút khác biệt so với những đợt trước đây nhưng các thị trường mới nổi có thể tăng trưởng gấp đôi trong 2 năm tới.
Diễn biến của chỉ số MSCI Emerging Market và S&P 500 từ năm 1990 đến nay. Nguồn: Bloomberg.
“Chúng tôi nghĩ rằng sẽ là hợp lý nếu danh mục đầu tư chú trọng vào cổ phiếu ở các thị trường mới nổi ở châu Á”, Ajay Kapur, trưởng bộ phận chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương và các thị trường mới nổi, nói.
Các thị trường mới nổi đã tăng trưởng khoảng 60% kể từ đầu năm 2016 đến nay, nhưng việc thị trường này vẫn tăng điểm trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên dâng cao khiến một số nhà đầu tư cảnh báo thị trường sắp bước vào giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, Bank of America vẫn cho rằng giống như 6 đợt tăng điểm trước, đà tăng này sẽ chỉ kết thúc khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc thị trường “kiệt sức” vì được định giá quá cao so với giá trị thực.
Theo phân tích của Bank of America, các nhà đầu tư nên bán khi tỷ lệ P/B đạt 3 lần (hiện chỉ số MSCI Emerging Market Index có chỉ số P/B ở mức 1,77 lần) hoặc khi nhìn thấy nguy cơ suy thoái trong kinh tế Mỹ, kinh tế toàn cầu hoặc kinh tế châu Á. Nếu lịch sử lặp lại, giai đoạn “thị trường con bò” trên các thị trường mới nổi sẽ kéo dài khoảng 42 tháng, với mức tăng trưởng 230%.
Bank of America cũng liệt kê một số rủi ro khác có thể xảy ra trên thị trường mới nổi: xung đột vũ trang nổ ra ở châu Á; Trung Quốc rơi vào trạng thái giảm phát hoặc bị khủng hoảng tín dụng, dòng vốn tháo chạy; áp dụng luật chống độc quyền khiến các tập đoàn khổng lồ của châu Á bị chia tách hoặc phải chịu mức thuế cao, đặc biệt trong lĩnh vực Internet; dòng tiền khổng lồ của các tập đoàn châu Á bị sung công
“Các đợt điều chỉnh và pullback là không thể tránh khỏi, nhưng chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hãy tận dụng chúng như là cơ hội để mua vào”, báo cáo viết.