MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo Anh: "Cơn sốt" container vẫn chưa hạ nhiệt, doanh nghiệp Việt Nam phải chọn lưu kho ngắn hạn

Báo Anh: "Cơn sốt" container vẫn chưa hạ nhiệt, doanh nghiệp Việt Nam phải chọn lưu kho ngắn hạn

The Load Star (Anh) đưa tin, hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng khó tìm kho bãi chứa container khu vực bên ngoài Việt Nam. Do vậy, họ lựa chọn lưu kho ngắn hạn.

Theo các đại lý giao nhận ở TP. HCM, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam đang tăng cao hơn bao giờ hết, song chỉ có các doanh nghiệp đa quốc gia mới có khả năng chi trả với giá cước cao như hiện nay.

Một giám đốc điều hành kho bãi địa phương chia sẻ với The Loadstar: "Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm kho chứa đối với hàng hóa không vận chuyển được vì họ không đủ khả năng, hoặc không sẵn sàng trả giá cước vận chuyển đường biển cao bất thường như vậy".

"Các doanh nghiệp còn lại đơn giản là không thể đảm bảo lượng container, vì họ không đủ nguồn lực như các doanh nghiệp đa quốc gia". Ông nói thêm: "Hàng tuần, chúng tôi đều nhận được một lượng lớn yêu cầu lưu trữ ngắn hạn, do nhiều công ty vẫn muốn xem xét tình hình với hy vọng giá cước sẽ giảm trong tương lai gần".

Ông Marc Guilhem, chủ sở hữu của Cargoteam cho hay, để đảm bảo container và kho bãi, khách hàng cần đặt trước 4 tuần. "Văn phòng địa phương của các hãng tàu thường sẽ ưu tiên giá thị trường giao ngay, cao gấp 2-3 lần giá hợp đồng. Nhưng ngay cả như vậy, nếu số lượng container cần đặt trước quá cao, chúng tôi cũng không thể đảm bảo có đủ chỗ chứa. Do vậy, họ phải chia nhỏ lô hàng".

Một số hãng thậm chí còn được đặt trước cho đến tháng 6, trong khi những hãng khác cho hay, khi họ đặt nhiều container hơn, Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để các hãng vận tải đưa các container rỗng trở lại, khiến họ không biết phân bổ lượng container ra thị trường như thế nào.

Ngoài ra, nhiều đợt luân chuyển kéo dài từ 1-2 tuần chủ yếu là do tắc nghẽn cảng và chậm trễ của các tàu khi quay trở lại cùng với các container rỗng. Ông Guilhem cho hay, khối lượng xuất khẩu hàng của doanh nghiệp ông đã giảm rất nhiều bởi chi phí tăng thêm. "Thật không may ở thời điểm hiện tại, tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị thấp".

Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Theo đó, đơn đặt hàng từ các khách nước ngoài tăng lên, dẫn đến nhập khẩu nguyên liệu thô cho sản xuất trở thành một vấn đề.

Nhìn chung, việc tăng cường sức chứa cho thị trường châu Âu và Mỹ sẽ rất có lợi, tuy nhiên tình trạng tắc nghẽn cảng ở các thị trường điểm đến và thiếu thiết bị hiện rất nghiêm trọng, do vậy việc giảm giá cước sẽ khó có khả năng xảy ra trong thời gian ngắn.

Ông Guilhem kết luận: "Một số khách hàng đang chờ đến lúc giá cước vận tải biển giảm. Nhưng tôi không nghĩ rằng giá cước sẽ giảm cho đến khi dịch Covid-19 kết thúc, tức là sẽ không thể giảm trong năm nay. Trong khi đó, hầu hết khách hàng cũng không muốn dùng dịch vụ vận chuyển hàng không bởi chi phí quá lớn".

Anh Vũ/ Theo The Loadstar

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên