Báo Singapore: Lợi thế lớn của Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xoá nhoà bởi 4.0
Cho đến nay, người ta vẫn đang nhìn vào Việt Nam như một quốc gia sẽ "tiếp quản" các chuỗi sản xuất từ tay "công xưởng" Trung Quốc, mà ít quan tâm đến việc liệu Việt Nam sẽ rơi vào cảnh tăng trưởng chỉ nhờ việc "làm thuê" lâu dài, hay có thể tận dụng được cơ hội để bứt phá.
- 27-09-2019Sumitomo đầu tư 177 triệu USD mở rộng hai khu công nghiệp ở Việt Nam
- 27-09-2019Báo Trung Quốc: Việt Nam cho thấy CPTPP đang phát huy hiệu quả, Trung Quốc có nên tham gia?
- 26-09-2019Sống ở Việt Nam rẻ hơn ở Campuchia?
Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất đang nhìn vào căng thẳng thương mại đang gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ mà vẫn giữ được sự lạc quan nhất định. Các nhà sản xuất toàn cầu đang tìm kiếm chuỗi cung ứng mới để đáp ứng thuế quan và Việt Nam, với dân số đông, chi phí lao động thấp (so với Trung Quốc) và cơ sở sản xuất hiện có, được cho là sẽ tận dụng dược thời cơ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tăng 9% trong năm ngoái, đạt 19,1 tỷ USD. Các nhà sản xuất và nhà bán lẻ lớn, như Foxconn, Samsung, Nintendo, Apple và Fast Retailing, đã chuyển hoặc đang có kế hoạch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Các công ty Trung Quốc cũng tham gia: Đầu tư từ các công ty Trung Quốc tăng hơn gấp đôi năm ngoái, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tư lớn thứ 3 vào Việt Nam (năm trước đó đứng thứ 5).
Nhưng rõ ràng, lợi ích ngắn hạn đó có thể chính là thách thức tiềm tàng trong dài hạn cho Việt Nam. Các nhà phân tích đã rất thận trọng với những phân tích quá lạc quan đối với việc hưởng lợi của Việt Nam, nhấn mạnh rằng cơ sở hạ tầng cảng, khu công nghiệp, thị trường lao động đang phải chịu áp lực rất lớn.
Đáng lo ngại nhất có lẽ là về lực lượng lao động chất lượng cao của Việt Nam, dù đã cho thấy sự cải thiện trong những năm gần đây với nhiều nỗ lực của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp, vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất đang nhắm tới Việt Nam. Một nghiên cứu cho thấy 40% các công ty muốn vào Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề khó tuyển dụng lao động.
Cho đến nay, người ta vẫn đang nhìn vào Việt Nam như một quốc gia sẽ "tiếp quản" các chuỗi sản xuất từ tay "công xưởng" Trung Quốc, mà ít quan tâm đến việc liệu Việt Nam sẽ rơi vào cảnh tăng trưởng chỉ nhờ việc "làm thuê" lâu dài, hay có thể tận dụng được cơ hội để bứt phá.
"Chiến tranh thương mại ẩn chưa nhiều thách thức hơn cơ hội" - bà Phạm Thị Thanh Tâm, Giám đốc điều hành của Reach - một tổ chức phi chính phủ tập trung vào hỗ trợ trẻ em kém may mắn cho biết. Bà lo ngại rằng Việt Nam sẽ chỉ thành một địa điểm "chẳng có gì ngoài lao động rẻ, nếu như không nắm bắt được các tiến bộ của thế giới trong cuộc cách mạng 4.0".
Công nghệ 4.0, tự động hóa sẽ cho phép các doanh nghiệp sử dụng ít lao động hơn, nhưng những lao động được thuê sẽ phải có kỹ năng tốt hơn - để vận hành được hệ thống máy móc vào sản xuất. Và lợi thế lao động rẻ của Việt Nam cũng sẽ bị xóa nhòa, nếu như họ chỉ rẻ, mà không tốt.
Dù vậy, nếu như công nhân có trình độ tốt hơn thì đổi lại họ cũng sẽ nhận được mức lương cao hơn.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có một nền công nghiệp sản xuất khá hoàn thiện với trình độ chuyên môn hóa cao, nên họ có nhiều thứ để níu chân doanh nghiệp hơn là lao động giá rẻ. Trong khi đó, nếu chi phí lao động ở Việt Nam tăng cao, chưa biết liệu Việt Nam có thể giữ chân các nhà sản xuất được hay không.
Hiện nay, lực lượng lao động trẻ Việt Nam cũng ngày càng ít quan tâm đến khu vực sản xuất, họ có xu hướng thích làm việc trong ngành dịch vụ nhiều hơn. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO lưu ý rằng, chính phủ Việt Nam cũng đang hỗ trợ nhiều hơn cho các ngành đào tạo về khoa học công nghệ liên quan đến chuyển đổi số cũng như nông nghiệp công nghệ cao.
Các bạn trẻ Việt Nam đang nhìn thấy cơ hội lớn trong việc tham gia vào các ngành dịch vụ như nấu ăn, thiết kế đồ họa, thời trang, marketing, du lịch,... Các nhà quản lý khách sạn cho biết họ nhìn thấy lực lượng lao động trong ngành này đang có xu hướng tăng đều qua các năm.
Trong những năm gần đây, khu vực dịch vụ đã tăng trưởng nhanh chóng và vươn lên chiếm 41% tỷ trọng nền kinh tế, trong khu khu vực công nghiệp sản xuất chỉ còn chiếm 35%. Xuất khẩu được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp FDI trong các loạt mặt hàng như điện thoại và linh kiện, thiết bị điện tử và linh kiện cũng như công nghiệp ô tô, thiết bị y tế và dệt may. Và Việt Nam vẫn đang là nhà xuất khẩu hàng đầu cho các loại mặt hàng như lúa gạo, cà phê, tiêu,...
Nhìn chung, Việt Nam cần phải tìm cho mình con đường sau khi những lợi ích từ chiến tranh thương mại và thời kỳ dân số vàng, lao động rẻ trôi qua. Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhân lực, tập trung vào cả những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực sản xuất hiện tại và những ngành nghề mới trong tương lai, để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên số.