Báo Trung Quốc: Covid-19 có thể làm chậm nền kinh tế nhưng sẽ không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu
Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến hơn 200 quốc gia và khu vực. Rõ ràng, nó sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới, nhưng không thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới, một nhà kinh tế Mỹ khẳng định với Tân Hoa Xã.
- 11-04-2020Báo quốc tế nói gì về hỗ trợ của Việt Nam với các nước trong đại dịch Covid-19?
- 11-04-2020[Infographic] Phương án Tài chính tổng thể trước đại dịch của Bộ Tài chính và những con số quan trọng: Người dân, doanh nghiệp hưởng lợi ra sao?
"Sẽ có sự gián đoạn tài chính và thiệt hại tài chính cho việc dập dịch. Điều đó có thể tạo ra gánh nặng nghiêm trọng cho vị thế và ngân sách của chính phủ Mỹ trong một thời gian dài sắp tới. Nhưng nó sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ, hay toàn cầu", Sourabh Gupta, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Trung-Mỹ Washington, nói với Tân Hoa Xã hôm 8/4. Ông đưa ra ba lý do.
Đầu tiên, cuộc khủng hoảng Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, đây sẽ là biến ngoại sinh của nền kinh tế. Trong khi các yếu tố nội sinh mới là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng năm 2008.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã khiến hệ thống tài chính quốc tế "đi ngang", nhưng lần này, nền kinh tế toàn cầu đang "có vị thế tốt hơn nhiều". Cả về sự chuẩn bị, bao gồm cả vốn của ngành ngân hàng, cũng như sự sẵn có của một bộ công cụ tài chính để ngăn chặn khủng hoảng, Gupta nói.
Cuối cùng, dự trữ liên bang Hoa Kỳ "vẫn còn nhiều khoảng trống trên bảng cân đối kế toán để cứu nền kinh tế", ông nói.
Theo chuyên gia này, phía tài sản của bảng cân đối kế toán của FED tương đương với khoảng 20% GDP của Mỹ; đối với Ngân hàng Nhật Bản, con số tương ứng là 105% GDP. Gupta nói: "Vì vậy, vẫn còn nhiều cơ hội để Fed mở rộng quy mô tăng cung tiền, nếu muốn hỗ trợ các phân khúc thị trường và trung gian tài chính, đồng thời khôi phục niềm tin trong toàn bộ hệ thống".
Kiểu tạo thanh khoản này có liên hệ cả trực tiếp và gián tiếp với khủng hoảng đình trệ tiền lương và bất bình đẳng ở Mỹ. Nó cũng gây ra "hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trong dài hạn, từ quan điểm tài chính công"ông nói.
"Nhưng cũng giống như một sự cố ngắn hạn của hệ thống tài chính Hoa Kỳ, tôi không thấy khủng hoảng sắp đến", ông nói.
"Mặt khác, có thể có một số thị trường mới nổi, có thể bị tác động nghiêm trọng, do vai trò quá lớn của USD và việc vay mượn bất cẩn của họ", ông nói .
Thiệt hại về sức khỏe và kinh tế từ Covid-19 sẽ khiến G20 tập trung hơn vào việc nâng cao tầm quan trọng, đánh giá lại vai trò không thể thiếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh các thách thức về sức khỏe toàn cầu đang ảnh hưởng xuyên quốc gia", ông nói.
"WHO nên có nhiều tiếng nói hơn, và nên đóng vài trò nổi bật như IMF trong hệ thống đa phương", ông nói. "Và giống như vai trò của IMF trong việc giám sát rủi ro tài chính và kinh tế của quốc gia, WHO cũng nên được giao nhiệm vụ đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thông y tế công cộng của quốc gia, chu kỳ 3 năm/lần".
Tân Hoa Xã
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19