Giới tỷ phú và chủ doanh nghiệp Mỹ vẫn kêu gọi nhân viên đi làm trong dịch Covid-19
Lời kêu gọi của các tỷ phú đang đi ngược lại quan điểm cho rằng việc nền kinh tế mở cửa trong thời gian tới có thể khiến số ca tử vong tăng cao hơn và cuối cùng sẽ tạo ra nhiều tổn thất về kinh tế hơn.
- 27-03-2020Những lựa chọn khó khăn và chi phí đánh đổi để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
- 27-03-2020Người dân tại “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” đã trải qua đại dịch như thế nào?
- 27-03-2020Lãnh đạo Mexico: "Người nghèo miễn dịch với virus corona!"
Trên hiên nhà ở Florida, tỷ phú Tom Golisano – nhà sáng lập và chủ tịch của Paychex (công ty chuyên cung cấp bảng lương và các dịch vụ thương mại khác) đang hút một điếu xì gà. Ông chia sẻ sự lo lắng của mình: "Thiệt hại khi nền kinh tế đóng cửa có thể còn tồi tệ hơn việc thêm vài ca tử vong. Tôi rất lo ngại rằng nếu các doanh nghiệp tiếp tục như vậy thì rất nhiều trong số họ sẽ phá sản."
Gần đây, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông không muốn phương thức chữa trị Covid-19 sẽ "trở thành một vấn đề tồi tệ hơn". Một số nhân vật giàu có nhất nước Mỹ, cùng các giám đốc điều hành, đã đưa ra ý kiến tương tự. Họ muốn nền kinh tế tiếp tục hoạt động, ngay cả khi phải loại bỏ biện pháp "cách ly xã hội", trong bối cảnh nước Mỹ có thể phải đối diện với đà tăng trưởng thấp nhất theo quý từ trước đến nay.
Thực ra, họ không muốn mạo hiểm mạng sống để đánh đổi lợi nhuận, họ chỉ muốn mạo hiểm lựa chọn một điều khủng khiếp để có thể tránh được những điều tồi tệ khác. Golisano cho biết: "Bạn đang chọn lựa một thứ tốt hơn trong 2 thứ cùng tồi tệ". Ông muốn người Mỹ quay trở lại văn phòng làm việc – nơi bấy lâu nay đã không có một bóng người vì Covid-19, nhưng tại những "điểm nóng" thì người lao động vẫn nên ở nhà. Ông chia sẻ: "Bạn phải cân nhắc về những ưu và nhược điểm."
Lloyd Blankfein – cựu CEO Goldman Sachs.
Tại New York – nơi các bệnh viện đang hứng chịu tình trạng quá tải do lượng bệnh nhân tăng quá nhanh, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết nền kinh tế không nên tái khởi động vào lúc này, khi "cái giá chính là mạng sống con người". Hiện tại, ông đang đề xuất kế hoạch cho phép người trẻ quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là liệu khi nào họ nên thực hiện.
Tổng thống Trump muốn nền kinh tế mở cửa trở lại vào Lễ Phục sinh (ngày 12/4), dù giới chức y tế đã cảnh báo rằng thời điểm này vẫn là quá sớm đối với một dịch bệnh với hơn 500.000 người nhiễm và hơn 24.000 ca tử vong. Các nhà kinh tế học tại Đại học Northwestern ước tính rằng việc duy trì thực hiện biện pháp cách ly xã hội có thể "cứu sống" 600.000 người trên toàn nước Mỹ.
Lloyd Blankfein – cựu CEO của Goldman Sachs, cũng kêu gọi nhân viên quay trở lại làm việc, qua chia sẻ trên Twitter hôm Chủ nhật rằng "những biện pháp nghiêm ngặt giúp giảm thiểu số ca nhiễm là hợp lý trong một khoảng thời gian, nhưng sẽ tàn phá nền kinh tế". Ông nói thêm: "Trong vài tuần nữa, hãy để những người có nguy cơ lây nhiễm thấp quay trở lại với công việc."
Gary Cohn, từng là cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Trump, đặt ra câu hỏi rằng liệu đã đến lúc để bắt đầu thảo luận về việc khi nào nền kinh tế có thể hoạt động trở lại hay chưa. Ông cho biết, nếu không có sự rõ ràng thì các doanh nghiệp sẽ luôn ở trong tình thế tồi tệ nhất."
Tilman Fertitta, chủ sở hữu sòng bạc Golden Nugget và Bubba Gump Shrimp, đang kêu gọi chính quyền cho phép các cơ sở kinh doanh mở cửa trở lại với công suất hạn chế trong vài tuần tới để tránh thiệt hại kinh tế kéo dài. Fertitta, sở hữu khối tài sản 3,2 tỷ USD, cho biết công ty ông hiện tại "đang ngồi không".
Sòng bạc Golden Nugget.
Lời kêu gọi của các tỷ phú đang đi ngược lại quan điểm cho rằng việc nền kinh tế mở cửa trong thời gian tới có thể khiến số ca tử vong tăng cao hơn và cuối cùng sẽ tạo ra nhiều tổn thất về kinh tế hơn.
Robert Reich – cựu Bộ trưởng Lao động Mỹ, cho biết, việc này "thực sự quá đáng". Ông cho hay: "Việc đóng cửa nền kinh tế là cần thiết, để giúp hàng triệu người tránh khỏi nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong, nhưng những người giàu đó lại không nhận ra điều đó."
Theo ông Reich, việc nền kinh tế hoạt động trở lại có ý nghĩa nhất định đối với người giàu, bởi mức lợi nhuận của họ lại có mức chênh lệch lớn so với người bình thường khi là ‘kẻ chiến thắng’ trong hệ thống này. Họ không nhận ra yếu tố logic ở thời điểm này là virus corona không phân biệt tầng lớp. Càng nhiều người nhiễm bệnh, thì khả năng Blankfein và những tỷ phú khác lây nhiễm càng cao."
Jim Conway, 63 tuổi, là một nhân viên phục vụ tại nhà hàng Olive Garden – Pennsylvania, cho đến khi họ đóng cửa vào 2 tuần trước. Ông đã mất việc và không có lương, trong khi đang chờ đợi đơn xin trợ cấp được xử lý.
Conway chia sẻ: "Là một người lao động lớn tuổi, tôi không muốn vội vàng quay lại làm việc khi dịch bệnh đang bùng phát. Việc phục vụ phải tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau và khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Tôi thấy hài lòng khi cửa hàng quyết định đóng cửa." Ông mong muốn dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, nhưng lo ngại rằng các chính trị gia và doanh nghiệp có thể sẽ tập trung vào lợi ích của riêng họ, thay vì những người như Conway.
Một trong những quan chức chính phủ, phó Thống đốc bang Texas Dan Patrick, mới đây phát biểu trên Fox News rằng người dân Mỹ nên quay trở lại làm việc và để "ông bà" tự chăm sóc bản thân. Dick Kovacevich, cựu CEO của Wells Fargo, cũng cho rằng người lao động khoẻ mạnh, khoảng từ 55 tuổi trở xuống, nên làm việc trở lại vào cuối tháng tới nếu dịch bệnh được kiểm soát. Ông cũng cho rằng, người lao động có thể lựa chọn giữa "rủi ro về kinh tế" và "rủi ro về sức khoẻ".
Tuy nhiên, tỷ phú Mark Cuban có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Ông muốn người Mỹ lắng nghe những lời khuyên từ các chuyên gia dịch tễ. Cuban cho biết: "Hãy bỏ qua tất cả những điều mà những người như tôi có thể nói ra. Cuộc sống đang bị đe doạ!"
Tham khảo Bloomberg