Bất chấp tình hình ảm đạm hiện tại, giá dầu có thể tăng vọt 60 USD/thùng
Tuần qua là một tuần đầy biến động đối với dầu thô khi lần đầu tiên trong vòng 3 tháng, giá của mặt hàng này giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng.
- 07-03-2017Giá dầu giảm sâu sau cảnh báo của Cơ quan năng lượng quốc tế
- 04-03-2017Giá dầu tăng nhờ mua ròng và đồng USD giảm
- 03-03-2017Giá dầu giảm mạnh nhất từ tháng 1
- 02-03-2017Kho dầu dự trữ Mỹ cao kỷ lục đẩy giá dầu thế giới đi xuống
Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo, nếu OPEC kéo dài thời gian của hiệp ước cắt giảm đến cuối năm, giá dầu sẽ tăng mạnh lên mức 60 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích địa chính trị tại Energy Aspects cho biết "Chúng ta có thể thấy giá dầu WTI giảm mạnh trong những năm 1940. Tuy nhiên, giá dầu lại được tái cân bằng ngay sau đó. Nếu OPEC kéo dài thời hạn thỏa thuận cắt giảm, giá dầu có thể chạm mức 60 USD/thùng cuối năm nay".
Giá dầu giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm thứ Tư (8/3) và thứ Năm (9/3) sau khi Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng công bố trữ lượng dầu của Mỹ đã tăng tới 8,2 triệu thùng chỉ trong vòng một tuần lên mức 528,4 triệu thùng.
Hôm thứ Sáu, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cũng vừa thông báo lần tăng số lượng dàn khoan tiếp theo của Mỹ. Theo đó, tổng số lượng dàn khoan đã lên tới 617 dàn - lớn nhất kể từ tháng 9/2015. Mỹ đang lên kế hoạch mở rộng khai thác sang miền Đông Dakota và nhiều mỏ dầu đá phiến khác. Cùng lúc đó, sản lượng khai thác ở mỏ dầu đá phiến lớn nhất Mỹ là Permian vẫn không ngừng gia tăng.
Đặc biệt, kết phiên giao dịch hôm thứ Sáu (10/3) giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khiến các nhà đầu tư lo ngại việc cắt giảm sản lượng khai thác chưa làm giảm trữ lượng dầu thừa trên thị trường.
Giá dầu thô Mỹ giảm 79 cent, tương đương 1,6% xuống mức 48,49 USD/thùng trong khi dầu Brent giảm 91 cent, tương đương 1,7% xuống mức 51,28 USD/thùng.
Tuy nhiên theo nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu giảm là tuyên bố của các quan chức cấp cao OPEC đối với Mỹ rằng đừng nên kỳ vọng OPEC sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác trong khi Mỹ lại làm điều ngược lại.
Tuyên bố này khiến càng nhiều người nghi ngờ hơn về khả năng OPEC sẽ kéo dài thời hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng nếu giá dầu vẫn giữ ở mức thấp. Phát biểu tại một hội nghị về năng lượng ở Houston, các bộ trưởng thuộc hai nước Ả-rập Saudi và Iraq nhận định vẫn còn quá sớm để xem xét quyết định có nên kéo dài cam kết cắt giảm qua tháng Sáu hay không.
Phát biểu hôm thứ Tư, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Kuwait Essam Al-Marzouk cho biết mức tuân thủ cắt giảm của các nước thành viên OPEC đã tăng 40% lên mức gần 140%, trong khi tỷ lệ này ở các nước ngoài OPEC là 50-60%.
Đặc biệt, lượng cắt giảm của Nga trong tháng Hai vẫn chỉ dừng ở mức 100.000 thùng/ngày, bằng 1/3 so với cam kết.
Năm ngoái, các nước thành viên OPEC và ngoài OPEC cam kết cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong sáu tháng đầu năm 2017. Trong đó, OPEC đăng ký cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày và 558,000 thùng/ngày đối với các nước ngoài OPEC.
Người đồng hành