MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trợ cấp - nguyên nhân đằng sau hiện tượng tăng giá nhà ở tại Trung Quốc

13-10-2009 - 22:06 PM | Bất động sản

Theo tiêu chuẩn đánh giá ở những nước phát triển, giá trung bình của 1 ngôi nhà nếu vượt quá 4 lần thu nhập bình quân hàng năm của hộ gia đình đó thì đã được coi là đắt.

Giá nhà trên thu nhập bình quân của hộ gia đình ở Trung Quốc liên tục tăng trong 8 năm qua, và gấp tới 14 lần tại các thành phố đắt đỏ nhất. Tỉ lệ này thực sự rất cao!

Thị trường nhà đất ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng khá mạnh mẽ.  Mặc cho nỗ lực của chính phủ nhằm “hạ nhiệt” thị trường nhà đất trong năm 2007 và sự điều chỉnh vào năm 2008, sức mua bán nhà đất nửa đầu năm 2009 vẫn tăng trưởng rất mạnh như mức năm 2007. Giá cả từ đó cũng được thiết lập theo.

Có 2 lý do cơ bản giải thích tại sao giá nhà tại Trung Quốc tiếp tục vận động theo xu hướng chệch khỏi các quy định về giá nhà được áp dụng ở các nơi khác. Trước hết đó là sự chuyển đổi từ giai đoạn của chủ nghĩa xã hội được thiết lập từ trước sang cơ chế thị trường đã tạo ra vô số các khoản trợ cấp vô hình cho người mua nhà.

Thứ hai, sự thay đổi rõ rệt trong phân phối thu nhập trong thập kỷ vừa qua đã giúp cho một số ít người có khả năng tiếp tục đẩy giá nhà lên cao ngay cả nhu cầu người mua đã giảm xuống. Những người có thu nhập thấp  sẽ rất khó khăn để có thể mua được nhà nếu không có sự trợ giúp của chính phủ.

Khoảng 80% dân cư đô thị Trung Quốc sở hữu nhà riêng – một con số đáng kinh ngạc đối với một đất nước chỉ bắt đầu kinh doanh chứng khoán nhà đất từ năm 1998. Trong khi đó ở hầu hết các nước phương Tây thì  tỷ lệ sở hữu nhà riêng chỉ ở mức 60%.

Nguyên nhân sâu xa của việc tỷ lệ dân cư đô thị được sở hữu nhà riêng cao như vậy xuất phát từ phía nhà nước. Có tới 1/3 số người sở hữu nhà nhận được trợ cấp từ nơi họ làm việc theo chương trình cải cách nhà ở. Những ai được hưởng lợi từ chương trình này? Trước tiên đó là “ hộ kinh tế” ( được cho là những người có thu nhập thấp)  và những người sống ở khu tập thể từ thời bao cấp. Theo thống kê thì phải có tới hơn ½ hộ gia đình được nhận hình thức trợ cấp này.

Tóm lại,  một tỷ lệ khá cao các hộ gia đình sống trong các căn hộ mua với giá thấp hơn giá thị trường hoặc đã nâng cao theo giá thị trường đều đã được sự trợ giúp, và điều đó có nghĩa họ không dành phần lớn thu nhập cho vấn đề nhà ở. Kết quả này được đưa ra dựa vào các kết quả khảo sát hộ gia đình và tài liệu về thế chấp tài sản, trong đó cho thấy chi tiêu cho nhà ở chỉ chiếm 10% tổng tri tiêu trong các năm từ 2002-2008, và chi phí thế chấp chỉ chiếm 2% tổng thu nhập quốc gia năm 2008.

Tỷ lệ sở hữu nhà riêng quá cao có nghĩa đây diện tích nhà ở chiếm một phần lớn diện tích trong khu trung tâm thành phố. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác cải tạo xã hội (quỹ đất bị hẹp lại và đất cho các nhu cầu xã hội khác sẽ không được  đáp ứng). Tình hình này hiện nghiêm trọng đến mức gây lên sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập quá mức và kéo giá nhà đất vọt lên.

Từ giữa năm 2002-2006, tổng thu nhập của 25% những người có thu nhập cao nhất ở đô thị tăng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân, trong khi tỷ lệ này của 75%  dân cư còn lại thì giảm đi. Tỉ lệ giá nhà/ thu nhập ở nhóm 25%  người có thu nhập cao này chỉ là là 6,5 , thấp hơn 3 lần mức trung bình cả nước.

 Hiện nay Trung Quốc có khoảng 200 triệu hộ dân sống ở đô thị. 50 triệu trong số đó có đòn bẩy tài chính chủ yếu nhờ vào nhà nước, trong khi 50 triệu hộ ở trên thì có thu nhập cao gấp 8 lần và có trung bình 600m2 đất/ 1 hộ.

Mặc dù chính quyền Bắc Kinh cho biết họ chỉ giới hạn đối tượng nhận được sự hỗ trợ của mình là 5% những hộ nghèo nhất ở đô thị. Tuy nhiên, có lẽ vẫn cần những kênh thị trường tư nhân  để làm đáp ứng nhu cầu của những người sở hữu nhà như hiên nay.

Dân số sông tại các khu đô thị của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 1 tỷ vào năm 2020, có nghĩa là sẽ có khoảng 70% dân số sống ở đô thị, tương ứng với việc tạo ra chỗ ở cho khoảng 400 triệu người. Tuy nhiên công cuộc cải cách nhà ở có phần lệch lạc ở các khu đô thị mới sẽ là bài toán nan giải cho các nhà hoạch định chính sách.
 
Các thành phố của Trung Quốc sẽ vẫn duy trì trạng thái sôi động về giá bất động sản, ngay cả khi việc  kiếm đủ tiền cho việc mua nhà ở tại các khu đô thị càng ngày càng khó .
Thảo Nguyên
Theo Financial Times

duchai

Trở lên trên