Bắt giữ hơn 26.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 26.248 sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu với tổng trị giá hàng hóa vi phạm lên tới 150.806.000 đồng.
- 25-07-2019Ngăn chặn tình trạng nhập lậu, buôn bán trái phép gia cầm
- 24-07-2019Tạm giữ nhiều xe máy có dấu hiệu thay đổi tính năng kỹ thuật so với thiết kế tại công ty Việt Thanh ở Hà Nội
- 24-07-2019Phát hiện cơ sở sản xuất dầu nhớt giả nhãn hiệu Castrol
Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, vào lúc 01h30 phút ngày 25/7/2019, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 7 chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bình Phước và Trạm cảnh sát giao thông Quốc lộ 14 tiến hành khám xe ô tô tải hiệu Huyndai biển kiểm soát 47C-100.44 do ông Lê Ngọc Đồng, sinh năm 1979 làm tài xế đang vận chuyển hàng hóa từ TP. Hồ Chí Minh đi tỉnh Đắk Lắk ngang qua địa phận tỉnh Bình Phước, phương tiện có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm.
Qua làm việc với bà Trần Thị Thanh Phương, sinh năm 1977, địa chỉ: số 255 Y Jút, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắc đồng thời là chủ số hàng hóa trên xe cho biết hàng hóa trên xe được mua tại Thành phố Hồ Chí Minh để vận chuyển đi bán lại kiếm lời.
Kết quả khám trong thùng xe phát hiện 26.248 sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, và nhập lậu, tổng trị giá hàng hóa vi phạm là 150.806.000 đồng. Trong đó bao gồm 1.921 sản phẩm hàng tiêu dùng các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ như Mobin hiệu TMPTM, bạc đạn MWC xe máy, dây hàn, tai nghe, bàn chải đánh răng; 87 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm hạt hạnh nhân, hạt đậu hà lan, chà là, khoai sâm, hương liệu sầu riêng, lá dứa, dâu, phụ gia thực phẩm cam, dứa và 240 sản phẩm mỹ phẩm là phấn rôm các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt là số lượng lớn bài tây nhập lậu với 24.000 bộ.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định.
Nhịp sống kinh tế