Bắt tạm giam cựu giám đốc HSBC vì giao dịch gian lận 3,5 tỷ USD
Trong quá khứ, Johnson và Scott cũng từng bị cáo buộc về tội danh âm mưu lừa đảo.
- 06-04-2016Tài liệu Panama: Nghi HSBC lập 2.300 công ty bình phong
- 07-03-2016HSBC: “Tiền mặt vẫn là vua”
- 16-02-2016[Infographics] HSBC đối mặt với nhiều khó khăn trong những năm qua
Hai cựu nhân vật lãnh đạo cấp cao của ngân Hàng HSBC vừa bị Sở tư pháp Mỹ cáo buộc về tội danh thao túng đồng bảng Anh, âm mưu lợi dụng thông tin nội bộ với khách hàng.
Khi chuẩn bị bước ra sân bay Kennedy ở New York, cảnh sát đã lập tức bắt Mark Jonhson vì một cáo buộc liên quan đến một vụ giao dịch tiền tệ 3,5 tỷ USD trong năm 2011.
Ngay lập tức, người đàn ông 50 tuổi xuất hiện tại tòa án liên bang vào buổi chiều thứ 4. Thay vì được nghỉ ngơi tại căn hộ hạng sang tại Manhattan, ông đã có một đêm khó quên tại nhà tù ở Brooklyn. Tuy nhiên, Johnson đã được thả ngay sau đó khi luật sự của ông đã đóng 1 triệu USD để được tại ngoại.
Mark Johnson, người đứng đầu bộ phận giao dịch ngoại tệ tại HSBC cùng với Stuart Scott - cựu giám đốc mảng kinh doanh tiền tệ của HSBC ở châu Âu bị Sở tư pháp Mỹ cáo buộc gian lận về giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Theo cáo buộc, vào cuối năm 2011 hai người đã sử dụng thông tin tuyệt mật về vụ thoái vốn khỏi chi nhánh Ấn Độ của một công ty để thực hiện các giao dịch làm lợi cho bản thân và HSBC. Trong vài ngày trước khi khách hàng đi đổi 3,5 tỷ USD thu được từ thương vụ trên sang bảng Anh, Johnson và Scott biết thông tin và đã tích trữ hàng triệu bảng trong các tài khoản HSBC. Khi khách hàng thực hiện giao dịch vào tháng 12/2011, họ thực hiện giao dịch theo cách làm giá đồng bảng tăng lên. Điều này cho phép họ bán đồng tiền mà họ đã mua với giá cao hơn. Ngược lại khách hàng bị thiệt hại.
Khi khách hàng nhận thấy giá của đồng bảng Anh tăng vọt trong ngày giao dịch, Johnson và Scott đã đổ lỗi cho người mua của một ngân hàng ở Nga. Cả hai đã thu về 8 triệu USD từ giao dịch trên.
Trong quá khứ, Johnson và Scott cũng từng bị cáo buộc về tội danh âm mưu lừa đảo. Hiện cả hai đã được tại ngoại, nhưng vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng. Sở tư pháp Mỹ đang tiếp tục thu thập thêm bằng chứng.