Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump đối mặt nguy cơ giảm phiếu bầu khi nhiều cử tri già tử vong vì COVID-19
Nghiên cứu học thuật cho thấy tỷ lệ tử vong ở cử tri Cộng hòa từ 65 tuổi trở lên ở một số bang dao động sẽ vượt xa cử tri Dân chủ cao tuổi.
- 31-03-2020Cơn ác mộng của Tổng thống Trump trước thềm bầu cử 2020: GDP của Trung Quốc giảm 4% trong quý I
- 30-03-2020Đại dịch Covid-19 - trở lực lớn cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Theo tờ Politico (Mỹ), phân tích mới đăng trên nhật báo quản lý công “Administrative Theory & Praxis” cho thấy tình trạng tử vong hàng loạt do COVID-19 có thể đảo lộn bức tranh chính trị ở các bang chiến địa và gây ra rủi ro mới với Tổng thống Donald Trump trong nỗ lực tái tranh cử.
Người ủng hộ Tổng thống Trump tại Trung tâm Hội nghị Las Vegas ngày 21/2. Ảnh: AP
Các nhà nghiên cứu đã xem xét số liệu hàng chục nghìn người Mỹ thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2. Họ nhận thấy chỉ riêng việc thay đổi nhân khẩu học có thể đã đủ để khiến các bang dao động quan trọng nghiêng về cựu Phó Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Ông Andrew Johnson, tác giả dẫn đầu nghiên cứu và là giáo sư quản lý tại Đại học Texas A&M-Corpus Christi, nói: “Đại dịch đang khiến nhiều người thiệt mạng ở các khu vực bầu cử bảo thủ trong mùa bầu cử này. Virus đang giết chết nhiều cử tri lớn tuổi và ở nhiều bang, số cử tri này có vai trò quan trọng trong chiến thắng của đảng Cộng hòa”.
Ông Johnson cùng đồng nghiệp Wendi Pollock và Beth M. Rauhaus dự báo rằng ngay cả khi Mỹ vẫn yêu cầu người dân ở tại nhà, thì số cử tri Cộng hòa trên 65 tuổi tử vong vì COVID-19 trước cuộc bầu cử ở bang Michigan và Bắc Carolina có thể nhiều hơn so với đảng Dân chủ 11.000 người.
Tại bang Pennsylvania, con số này còn cao hơn. Nếu bang này chỉ áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch, thì số cử tri già của đảng Cộng hòa tử vong trước ngày bầu cử có thể nhiều hơn 13.000 người so với đảng Dân chủ.
Nghiên cứu này dựa trên dự báo tử vong sớm từ trang CovidActNow.org. Số ca tử vong này cao hơn so với thực tế ở các bang chiến địa – điểm khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về kết quả của nghiên cứu.
Ông Johnson thừa nhận sử dụng những con số cao này cho nghiên cứu nhưng ông cho rằng vẫn còn sớm để dự báo và nới lỏng lệnh yêu cầu dân ở nhà có thể khiến nhiều người chết hơn.
Ông William Galston, một học giả về quản trị tại Viện Brookings, nói rằng tác động nói trên chỉ đủ lớn để ảnh hưởng tới kết quả bầu cử ở các bang mà số lượng cử tri Cộng hòa và Dân chủ không chênh nhau mấy. Tuy nhiên, ông kết luận rằng nghiên cứu nói trên cũng có lý.
Báo tin tức