MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Bẫy nghèo” thường xuất hiện vào giai đoạn ít phòng bị nhất của cuộc đời: Ngưỡng cửa thành bại đều nằm ở đây

30-09-2021 - 08:11 AM | Sống

“Bẫy nghèo” thường xuất hiện vào giai đoạn ít phòng bị nhất của cuộc đời: Ngưỡng cửa thành bại đều nằm ở đây

Nghèo khó và thất bại không thực sự nguy hiểm. Điều đáng sợ nhất là người trong cuộc không ý thức được vị trí của bản thân.

Trên thực tế, điều kiện tiên quyết để mỗi người trưởng thành thực sự phải là người chấp nhận cái nghèo của mình. 'Nghèo' ở đây không chỉ là về vật chất, mà còn bao gồm cả tinh thần.

Giàu có về vật chất và tinh thần

Trong cuộc sống, nhiều người không thể tránh được cảnh nợ nần. Nhưng một số người sẽ không chấp nhận sự thật này. Thực tế trong hơn 7 tỷ người, có ba kiểu người chính: Một là người luôn đi lên, hai là người đứng yên, và ba là người không ngừng đi xuống.

Cùng sinh ra trong một hoàn cảnh nhưng không ai có tương lai giống nhau. Trong quá trình trưởng thành, sự nỗ lực quyết định chỗ đứng của mỗi người. Nếu một người thực sự biết cố gắng thì anh ta có thể chạm đến những đỉnh cao mới. Ngược lại, những người chấp nhận đầu hàng số phận thì vẫn mãi quẩn quanh trong vòng tròn thất bại.

Đây là thực tế mà tất cả chúng ta cần nhìn nhận. Chỉ khi cuộc sống vật chất bắt đầu ổn định, tinh thần mới có thời gian rảnh rỗi để hoạch định cho tương lai.

Tri thức có thể thay đổi vận mệnh và chính tinh thần con người điều khiển tri thức. Để làm cho mình giàu có về mặt tinh thần, trước hết bạn phải giải quyết vấn đề vật chất. Một người chỉ lo tranh giành miếng bánh giò với người khác sẽ không thể nghĩ xa hơn cho tương lai.

“Bẫy nghèo” thường xuất hiện vào giai đoạn ít phòng bị nhất của cuộc đời: Ngưỡng cửa thành bại đều nằm ở đây - Ảnh 1.

Hình minh họa (Ảnh: Deseret News)

Trong giai đoạn của đời người, độ tuổi 30 được cho là thời khắc quyết định phần lớn vận mệnh. Nếu ở những năm này bạn có thể gây dựng sự nghiệp và chỗ đứng, phần đời còn lại sẽ không phải lo lắng quá nhiều. Ngược lại nếu từ những năm 30, bạn đã bị "cái nghèo" gõ cửa thì về sau cuộc sống sẽ có nhiều chật vật.

Dưới đây là những dấu hiệu của sự xuống dốc khi bắt đầu 30 mà tất cả mọi người nên tránh;

Thứ nhất, không muốn làm việc

Trên thực tế, một người không muốn làm việc chắc chắn sẽ nghèo. Ít nhất một nửa số người ở nơi làm việc có ý tưởng nghỉ việc vào sáng thứ Hai, thậm chí một số còn xin nghỉ phép. Bạn sẽ thấy những người như vậy có mức lương ở mức trung bình. Nhìn chung, những người không thực sự nghiêm túc với công việc thì kết quả đổi lại cũng không cao.

Khi bạn "đánh lừa" công việc của mình, công việc cũng sẽ "đánh lừa" bạn. Và điều này sẽ tạo thành một thói quen.

Thứ hai, không quan tâm đến bất cứ điều gì

Không ít người hiện địa có cách sống thu mình và ngại giao tiếp. Hầu như họ đều tránh xa mọi hoạt động xã hội. Khi không có gì khiến bản thân hứng thú, chúng ta sẽ dần bị "chai lì" về mặt cảm xúc. Theo thời gian, những điều này ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cá nhân và tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc.

Thứ ba, thói quen phụ thuộc vào người khác

Khi bạn không có quyền kiểm soát cuộc sống của mình, thì người khác sẽ kiểm soát cuộc sống của bạn. Khi đã phụ thuộc vào quyết định của một ai đó, chúng ta sẽ tự đánh mất những cơ hội của bản thân. Trong cuộc sống hiện tại, độc lập là một trong những yêu cầu cơ bản nhất. Tất cả sự hỗ trợ chỉ là tạm thời, nếu không tự đi lên bằng chính đôi chân của mình, tất cả mọi thứ có được chỉ là chốc lát.

“Bẫy nghèo” thường xuất hiện vào giai đoạn ít phòng bị nhất của cuộc đời: Ngưỡng cửa thành bại đều nằm ở đây - Ảnh 2.

Hình minh họa (Ảnh: The NewYork Times)

Thứ tư, tính toán quá chặt chẽ

Những người khôn ngoan luôn sống cởi mở trong khi những người ít tài giỏi lại thích quan tâm đến đúng sai rạch ròi.

Tính toán là trở ngại lớn nhất cho sự thăng tiến của con người. Đây là cơ chế tự vệ thụ động. Những người như vậy thường ích kỷ, sống buông thả, khép kín dẫn đến vòng luẩn quẩn của cuộc đời và ngày càng xấu đi.

Thứ năm, không nhận thức được sự nghèo khó của mình

Điều này rất phổ biến ở nam giới và phụ nữ sau 30 tuổi. Ở giai đoạn này, mọi người bắt đầu có ý thức mơ hồ về vị trí của bản thân. So sánh đối với những người ngoài 30 tuổi là điều kinh khủng nhất. Ở giai đoạn này, người ta có nhiều thứ để đem ra "bàn luận" từ tiền lương, vị trí công việc, nhà ở, xe cộ...

Chính vì điều này, một số người chọn cách không quan tâm và tự hài lòng với những gì đang có. Ở một chừng mực nhất định, tự hài lòng là điều tốt. Tuy nhiên nếu bạn lấy đó là lý do để không có gắng và chấp nhận hoàn cảnh của bản thân, đó có thể là cái bẫy không có đường ra.

Khi bạn bắt đầu chấp nhận cái nghèo, dù là vật chất hay tinh thần, thì ít nhất bạn cũng có một số cơ hội khắc phục. Biết sai lầm thì có thể cải thiện. Cảm giác vượt trội của một người không đến từ sự so sánh, mà là từ sự hoàn thiện bản thân.

Nguồn: Abolouwang

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên