Bé 2 tuổi bị ung thư vòm xoang họng, cảnh báo từ BV Tai Mũi Họng trung ương
PGS Lê Minh Kỳ - Trưởng khoa ung bướu Bệnh viên Tai Mũi Họng trung ương cho biết, bệnh ung thư vùng đầu cổ ngày càng trẻ hóa thậm chí bé 2 tuổi đã bị ung thư vòm xoang.
- 05-08-2017GĐ BV Tai Mũi Họng: Bất kỳ ai có dấu hiệu này 5 - 7 ngày không đỡ phải đi khám ung thư ngay
Xót xa 2 tuổi mắc ung thư hiểm
Bé N. T.T 21 tháng tuổi, quê Nghệ An được chẩn đoán ung thư vòm mũi xoang khi còn rất bé. Bác sĩ Kỳ cho biết đây là bệnh nhi bị ung thư vòm mũi họng trẻ nhất mà ông gặp.
PGS. Kỳ đã lên lịch để phẫu thuật cho cháu bé tuy nhiên tiên lượng cũng rất khó. Bác sĩ cho biết đây là ca khó và bác sĩ cũng cảm thấy bị áp lực nhất là bố mẹ cháu bé hi vọng quá nhiều.
Cháu bé đã đi khám ở các bệnh viện và bác sĩ đều tiên lượng dè dặt nên không mổ. Bác sĩ Kỳ và ban giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương đã quyết định sẽ phẫu thuật cho cháu bé và hội chẩn với chuyên gia thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai để có thể thực hiện ca mổ tốt nhất cho cháu.
Bác sĩ Kỳ cho biết, đây không phải là trường hợp trẻ tuổi đã bị ung thư vòm mũi họng mà ông đã gặp nhiều bệnh nhi mới chỉ 3 đến 6 tuổi cũng bị ung thư vòm mũi họng.
Theo các bác sĩ nguyên nhân ung thư vòm mũi họng đến nay vẫn chưa biết chính xác là do đâu nhưng việc điều trị thường chỉ sử dụng hóa chất và xạ trị, việc mổ rất khó khăn.
Với trẻ nhỏ, khối u lớn bác sĩ bắt buộc phải mổ cho cháu.
Trường hợp của bà Nguyễn Thị M.. 51 tuổi, Yên Bái cũng bị ung thư vòm xoang họng sưng tấy nửa gương mặt. Nội soi bác sĩ phát hiện có dịch mủ chảy xuống họng. Bà M. cho biết trước đó không biết bệnh gì chỉ thấy hay đau nửa đầu và ngạt một bên mũi. Nhưng không có điều kiện đi khám đến khi khối u to gây chảy máu cam liên tục bà M, mới đến bệnh viện.
Tại đây bác sĩ chẩn đoán ung thư vòm mũi họng. Bác sĩ Kỳ cho biết với bệnh nhân này bác sĩ sẽ điều trị hóa trị trước để thu nhỏ khối u vì không phẫu thuật được.
Bệnh đang trẻ hóa
Theo PGS Võ Thanh Quang – Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương tỷ lệ ung thư đầu cổ nói chung đứng cao thứ nhất, thứ nhì trong các bệnh ung thư ở Việt Nam. Ung thư vùng đầu cổ gồm: Vòm, thanh quản, hạ họng, tuyến giáp..
PGS Quang cho biết ở Việt Nam thì môi trường chưa tốt, việc ăn uống cũng chưa được tốt nên ung thư hay gặp nhất trong ung thư đầu cổ là ung thư vòng hạ họng, thanh quản tỷ lệ rất cao do số bệnh nhân hút thuốc lá, rượu bia nhiều.
PGS Quang nhấn mạnh ung thư đầu cổ càng ngày càng trẻ, cách đây 30 năm ung thư chỉ ở người 50 – 60 tuổi trở đi nhưng giờ có cháu mười mấy tuổi đã ung thư vòm, thanh quản, hạ họng và hạ họng thanh quản. Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương bác sĩ gặp bệnh nhân 30 tuổi bị các bệnh ung thư này rất nhiều.
Lý giải nguyên nhân của việc trẻ hóa ung thư, PGS Quang cho biết chúng ta chưa có nghiên cứu về điều này.
Trước đây, Bệnh viện có phối hợp với Pháp làm nghiên cứu nghiên nhân vì sao ung thư vòm vùng phía bắc của nước mình thì người ta đưa ra sự liên quan hay ăn nhiều cá mắm có chất Nitrosamine.
Đây được xem là chất nguy cơ gây ung thư nhưng không đưa được bằng chứng và mới chỉ dừng lại ở nghi ngờ. Ngoài ra, thói quen ăn nhiều dưa muối, dưa khú có chứa chất này làm tăng nguy cơ ung thư vòm mũi họng.
Với ung thư vòm mũi họng, xạ trị vẫn giữ vai trò chủ đạo trong điều trị loại ung thư này, đặc biệt khi bệnh nhân được phát hiện sớm xạ trị sẽ đem lại hiệu quả cao, có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh sống trên 5 năm lên tới 90 %. Do vậy, theo bác sĩ Kỳ cho biết, việc phát hiện sớm căn bệnh này là rất cần thiết.
Triệu chứng ban đầu thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư vòm mũi họng là đau đầu, nghẹt mũi một bên, ù tai một bên, chảy một vài giọt máu mũi rồi ngưng..
Hiện nay để phát hiện sàng lọc bệnh ung thư vòm mũi họng cũng rất đơn giản chỉ cần bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ đến bệnh viện khám.
Với các phương tiện nội soi đặc biệt quan trọng trong tầm soát ung thư các vùng tai mũi họng, còn sinh thiết kết hợp với giải phẫu bệnh có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán và giúp bệnh nhân được điều trị sớm bằng xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp giữa xạ trị và hóa trị.
Infonet