MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bên trong thị trường ô tô điện ‘khốc liệt’ nhất thế giới: 200 thương hiệu cùng cạnh tranh, đối thủ 1 thời của Tesla vẫn ‘ngã ngựa’, 4 ông lớn hàng đầu cũng ‘không dễ dàng’

07-10-2023 - 19:12 PM | Tài chính quốc tế

Bên trong thị trường ô tô điện ‘khốc liệt’ nhất thế giới: 200 thương hiệu cùng cạnh tranh, đối thủ 1 thời của Tesla vẫn ‘ngã ngựa’, 4 ông lớn hàng đầu cũng ‘không dễ dàng’

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực xe điện, thị trường Trung Quốc đang bùng nổ “cuộc so găng” khốc liệt hơn bao giờ hết.

Chỉ “kẻ mạnh” mới có thể tồn tại

Vincent Kong, một nhân viên văn phòng sở hữu chiếc xe điện WM W6 cho biết: “Nếu WM ‘đóng cửa’, tôi sẽ buộc phải mua một chiếc ô tô điện mới để thay thế vì các dịch vụ hỗ trợ sau này của thương hiệu sẽ không còn hiệu lực”. Được biết, Kong đã chi khoảng 200.000 nhân dân tệ (27.782 USD) để mua chiếc SUV này hai năm trước.

Bên trong thị trường ô tô điện ‘khốc liệt’ nhất thế giới: 200 thương hiệu cùng cạnh tranh, đối thủ 1 thời của Tesla vẫn ‘ngã ngựa’, 4 ông lớn hàng đầu cũng ‘không dễ dàng’ - Ảnh 1.

Mẫu W6

Được thành lập vào năm 2015 bởi Freeman Shen Hui, WM đã phải “vật lộn” với các vấn đề tài chính kể từ nửa cuối năm 2022 và “quá sức chịu đựng” vào đầu tháng 9 năm nay khi thương vụ sáp nhập ngược trị giá 2 tỷ USD với Apollo Smart Mobility không thành.

WM không phải công ty duy nhất đạt thành tích không tốt tại thị trường xe điện “khốc liệt” Trung Quốc. Thị trường này có tới 200 nhà sản xuất ô tô được cấp phép, bao gồm cả các đơn vị đang chuyển từ xe xăng sang xe điện. Họ đều có chung mục đích là cố gắng tìm được một chỗ đứng tại quốc gia này.

Chưa hết, trong một thị trường ô tô nơi dự kiến có tới 60% tổng số xe mới là xe chạy bằng điện vào năm 2030, chỉ những thương hiệu có “túi tiền dồi dào” nhất, cho ra mắt những mẫu xe đẹp, thời thượng và cập nhật thường xuyên nhất mới có thể tồn tại.

Điều này khiến cuộc cạnh tranh càng trở nên khốc liệt. Theo tính toán của China Business, có ít nhất 15 công ty khởi nghiệp xe điện từng hứa hẹn sẽ sản xuất 10 triệu xe/năm đã phải chật vật đối diện với tình trạng sụp đổ hoặc vỡ nợ khi các tập đoàn lớn ngày càng tạo được vị thế vững chắc.

Theo South China Morning Post (SCMP), WM Motor có trụ sở tại Thượng Hải từng là “hình mẫu” cho sự bùng nổ xe điện ở Trung Quốc khi được các nhà đầu tư rót khoảng 40 tỷ nhân dân từ năm 2016 đến năm 2022. Công ty cũng từng được coi là đối thủ tiềm năng của Tesla.

Theo bản cáo bạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của WM Motor năm 2022, thương hiệu này đã công bố khoản lỗ 4,1 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019, tăng 22% lên 5,1 tỷ nhân dân tệ vào năm 2020 và lên tới 8,2 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021 khi khối lượng bán ra giảm sút. Năm ngoái, WM chỉ bán được 30.000 chiếc tại thị trường Trung Quốc, giảm 33%.

Thị trường cạnh tranh khốc liệt

Xe điện được ước tính sẽ chiếm khoảng 1/3 doanh số bán ô tô mới ở Trung Quốc vào năm 2023. Nhưng điều đó có thể không đủ để duy trì hoạt động tại nhiều nhà sản xuất xe điện, những doanh nghiệp đã chi hàng tỷ USD cho các chi phí liên quan đến thiết kế, sản xuất và bán hàng.

Triển lãm ô tô Thượng Hải vào tháng 4 đã chứng kiến sự vắng bóng của WM cùng với 5 công ty khởi nghiệp nổi tiếng khác, bao gồm Evergrande New Energy Auto, Qiantu Motor, Aiways, Enovate Motors và Niutron.

Ngược lại, Nio, Xpeng và Li Auto - ba “ông lớn” khởi nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đã gây chú ý với mỗi hội trường trưng bày có diện tích khoảng 3.000 mét vuông.

Bên trong thị trường ô tô điện ‘khốc liệt’ nhất thế giới: 200 thương hiệu cùng cạnh tranh, đối thủ 1 thời của Tesla vẫn ‘ngã ngựa’, 4 ông lớn hàng đầu cũng ‘không dễ dàng’ - Ảnh 2.

David Zhang, giáo sư thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Khoa học và Công nghệ Huanghe, Hà Nam, cho biết: “Thị trường xe điện Trung Quốc có tiêu chuẩn cao. Một công ty phải huy động đủ vốn, phát triển các sản phẩm mạnh và cần một đội ngũ bán hàng hiệu quả để tồn tại trong thị trường này”.

Theo SCMP, sự cạnh tranh đang có phần nghiêng về những “người chơi” nổi tiếng, đặc biệt “cái tên toàn cầu BYD” - những người có khả năng sử dụng pin chất lượng tốt hơn, thiết kế tốt hơn và có ngân sách marketing hiệu quả hơn.

William Li, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Nio từng dự đoán hồi năm 2021 rằng cần ít nhất 40 tỷ nhân dân tệ để một công ty khởi nghiệp xe điện có thể có lãi và tự cung tự cấp.

He Xiaopeng, Giám đốc điều hành của Xpeng, từng nhận định hồi tháng 4 rằng đến năm 2027, có thể sẽ chỉ còn 8 nhà lắp ráp ô tô điện còn tồn tại vì những công ty nhỏ hơn sẽ không thể “cạnh tranh” trong thị trường khốc liệt đang phát triển nhanh chóng.

Bên trong thị trường ô tô điện ‘khốc liệt’ nhất thế giới: 200 thương hiệu cùng cạnh tranh, đối thủ 1 thời của Tesla vẫn ‘ngã ngựa’, 4 ông lớn hàng đầu cũng ‘không dễ dàng’ - Ảnh 3.

He Xiaopeng

Được biết, cả Nio và Xpeng đều chưa tạo ra lợi nhuận. Chủ tịch Nio Qin Lihong cho biết: “Trong một thị trường năng động, các công ty khởi nghiệp về xe điện phải tạo ra một phân khúc thích hợp để xây dựng cơ sở khách hàng của riêng họ. Nio, với tư cách là một nhà sản xuất xe điện cao cấp, sẽ đứng vững trong việc định vị chúng tôi là đối thủ của các thương hiệu như BMW, Mercedes-Benz và Audi. Chúng tôi vẫn đang cố gắng củng cố chỗ đứng của mình trong phân khúc xe cao cấp.”

Cao Hua, chuyên gia của Unity Asset Management có trụ sở tại Thượng Hải, chuyên đầu tư vào các công ty chuỗi cung ứng xe, cho biết: “Những ngày mưa đang ở phía trước đối với các công ty nhỏ không có nhà đầu tư mạnh để hỗ trợ thiết kế và sản xuất ô tô. EV là một ngành kinh doanh cần nhiều vốn và nó mang lại rủi ro cao cho các công ty, đặc biệt là những công ty khởi nghiệp chưa xây dựng được hình ảnh thương hiệu của mình trong thị trường cạnh tranh này”.

Tham khảo SCMP

Bạch Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên