Bên trong trường chuyên khắc nghiệt hàng đầu Trung Quốc: Học 15 tiếng/ngày, phải xây rào chắn ngăn học sinh tự tử
Được mệnh danh là lò đào tạo sĩ tử hàng đầu Trung Quốc, tuy nhiên trường trung học Hoành Thủy cũng vướng nhiều tranh cãi về mô hình giáo dục cũng như sức ép học tập khắc nghiệt.
- 11-08-2020Review 15 trường cấp 3 xuất sắc ở Hà Nội: Nếu vẫn đang đau đầu vì con đỗ nhiều trường, bố mẹ hãy đọc ngay để tìm được trường ưng ý cho con
- 07-08-2020Những yếu tố quan trọng khi chọn trường quốc tế cho con
- 06-08-2020Xu hướng chọn trường của phụ huynh trung lưu tại TP.HCM?
Nhắc đến kỳ thi đại học, người ta không thể bỏ quên cái tên Gaokhao - kỳ thi đầu vàoquan trọng và có tính cạnh tranh khốc liệt nhất ở Trung Quốc. Mỗi năm, số lượng sĩ tử bước vào kỳ thi lên đến 10 triệu người/năm. Kỳ thi sẽ trực tiếp xác định xem mỗi học sinh được chọn vào trường đại học nào, hay nói một cách "phũ phàng" sẽ quyết định học trò trở thành công nhân hay nhân viên bàn giấy trong vài năm tới.
Một trong những lò luyện thi đại học khắc nghiệt nhưng cũng nổi tiếng bậc nhất là trường trung học Hành Thủy. Trong mùa tuyển sinh 2020, trường có 67 học sinh tuyển thẳng vào ĐH Thanh Hoa, 75 học sinh có điểm thi từ 700 trở lên, hơn 60% đạt điểm trên 600 và 8/10 học trò có số điểm cao nhất tỉnh.
Qua nhiều năm, trường Hoành Thủy được mệnh danh là "nhà máy Cao Khảo" vì sản xuất ra rất nhiều học sinh vào được đại học. Tuy nhiên, đi kèm với chất lượng học tập luôn là sức ép học khủng khiếp khiến ngôi trường này được mệnh danh "trường chuyên khắc nghiệt hàng đầu Trung Quốc".
Kỳ thi ĐH Trung Quốc nổi tiếng vì sự cạnh tranh khốc liệt khi hơn 10 triệu sĩ tử tham gia mỗi năm, học sinh phải tập ôn thi từ những năm cấp 2, chấp nhận thở bình oxy trong phòng kín để tập trung...
Trường trung học Hoành Thủy được mệnh danh "nhà máy Cao Khảo" vì sản xuất ra rất nhiều học sinh vào được đại học.
Trường trung học Hoàng Thủy có khuôn khổ kỷ luật được sao chép từ phong cách quân đội với mô hình bán quân sự khiến tất cả học trò phải tuân thủ giờ giấc và quy định nghiêm ngặt. Học sinh học 15 tiếng/ngày, học 7 ngày/tuần. Mỗi học trò sẽ tham gia 13 lớp học và bị cấm không được quá thân thiết với bạn khác giới. Ngoài ra, học sinh cũng bị cấm ăn vặt và thời gian cho mỗi bữa ăn chỉ vỏn vẹn 15 phút.
Lịch trình tiêu biểu của 1 học sinh trong trường là: Thức dậy lúc 5h30 sáng, vệ sinh cá nhân; 5h40 xuống sân chạy bộ; 5h50 đọc sách; 6h30 - 7h30 chuẩn bị ăn uống và đến trường. Có năm tiết học vào mỗi buổi sáng. Sau đó đến 5 tiết học vào buổi chiều. Sau bữa tối, cả lớp cùng xem thời sự từ 18h50 - 19h10. Buổi tối có 3 tiết tự học, kết thúc lúc 21h50, 22h10 học sinh phải tắt đèn và đi ngủ.
Trường khuyến khích sự cạnh tranh của học sinh bằng cách treo thưởng cho mỗi học sinh đỗ một trong 2 trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa là khoảng 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỉ đồng).
Giáo viên và học sinh trường Hoành Thủy tổ chức diễu hành đánh dấu 100 ngày trước kì thi đại học. Học sinh sẽ giơ cao khẩu hiệu "Thi đại học là con đường mà những người theo đuổi giấc mộng như chúng ta nỗ lực chạy theo".
Tuy nhiên, mô hình giáo duc khắc nghiệt của trường trung học Hoành Thủy cũng nhận về rất nhiều chỉ trích từ các chuyên gia giáo dục. Họ cho rằng trường chỉ chú trọng đến việc rèn luyện điểm số, còn các kỹ năng mềm khác như sự sáng tạo, đam mê hay giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa lại bị khước từ.
Bên cạnh đó, sức ép học tập của ngôi trường đè lên sĩ tử cũng quá lớn. Năm 2015, sau vụ tự tử của một học sinh, nhà trường đã phải lắp thêm nhiều hàng rào kim loại kín từ trần xuống sàn ở mỗi tầng của tòa nhà. Các dãy hành lang được vây kín từ đó trông như nhà tù.
Phía ngoài rào chắn, trường giăng các khẩu hiệu màu đỏ cổ vũ cho tinh thần sĩ tử thi Gaokao thành công hay phụ thuộc vào từng ngày học thành công, từng giờ học thành công và từng bài học thành công.
Trường từng phải xây rào chắn để ngăn học sinh tử tự mỗi khi mùa thi đại học cận kề.
Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi về mô hình dạy cũng như sức ép đè năng lên sĩ tử, ngôi trường vẫn được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con cái theo học vì quan niệm đại học là cánh cửa đổi đời cho học sinh. Đến nay, trường đã lập 18 chi nhánh ở nhiều khu vực như An Huy, Tứ Xuyên, Vân Nam...
Một số bình luận của cộng đồng mạng về ngôi trường chuyên được mệnh danh khốc liệt bậc nhất này:
- "Học hành đau khổ nhưng cái kết quả đạt được rất tốt mà. Đôi khi phải đánh đổi một số thứ để có được thành tích tốt nhất. Nhìn điểm thi đại học như vậy thì cũng cảm thấy mọi thứ bỏ ra xứng đáng".
- "Cái gì cũng có cái giá của nó, khổ trước sướng sai. Nhưng thiếu niên mà, chịu khắc nghiệt như vậy đôi khi lại tạo thói quen tốt, còn với phụ huynh thì quả không còn gì chê trách. Nhưng bạn thiếu niên nào mà học lực chỉ cỡ trung bình - khá vào trường thì khổ thật rồi".
- "Vào đây để học cho điểm cao thì cho tiền cũng không dám vào. Mấy năm tuổi trẻ tươi đẹp như thế mà hôm nào cũng học 15 tiếng/ngày, không có thời gian dư dả cho bản thân thì thực sự rất phí".
- "Có người nói học hành khổ cực nhưng thành đạt, có người lại nói xứng đáng, có người lại nói không khác gì nhà tù. Mỗi người ý kiến khác nhau, sau này tôi mà có con thì sẽ hỏi nó xem có muốn học ở đấy không, chứ không ép buộc đâu. Nó muốn thì tự nó cố gắng, nó không muốn vào đấy không khác gì bỏ tù".
- "Ai trải qua rồi sẽ biết việc học đem lại nhiều thứ như thế nào. Tự cảm thấy rằng xuất phát sớm rất tốt, nỗ lực càng sớm thì sau này càng bớt cực khổ".
(Nguồn: SCMP, Weibo)
Trí thức trẻ