Bệnh nhân Hồng Kông tái nhiễm SARS-CoV-2 sau 4 tháng khỏi bệnh: Chuyên gia Việt nói gì?
Bệnh nhân 33 tuổi, người Hong Kong, tái nhiễm sau 4 tháng khỏi Covid-19. Người này bị nhiễm Covid-19 vào tháng 3, đã bình phục và bị nhiễm bệnh lại sau một chuyến đi nước ngoài.
- 24-08-2020Cụ bà 107 tuổi vẫn vượt qua Covid-19 một cách ngoạn mục bật mí bí quyết sống thọ của mình chỉ nhờ ăn một loại quả mỗi ngày
- 22-08-2020Covid-19: Tấm ảnh đặc biệt "đàn ông ôm nhau" và lời kể từ tâm dịch Quảng Nam
- 21-08-2020Không thể vi vu vì Covid-19 nhưng blogger du lịch "đi 20 nước trước tuổi 30" Vũ Lan Chi đã kịp làm một việc còn quan trọng hơn: "Tiết kiệm đủ tiền mua nhà"
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học Hong Kong cho biết, họ nhận thấy chủng virus trong hai lần mắc bệnh của người đàn ông trên khác nhau. Điều này chứng tỏ, anh bị nhiễm bệnh hai lần và là trường hợp đầu tiên trên thế giới ghi nhận hiện tượng đó.
Phát hiện này có thể tác động tới việc sử dụng vắc xin cũng như quan điểm miễn dịch cộng đồng. Theo tác giả nghiên cứu Kwok-Yung Yuen, hai giải pháp này không thể bảo vệ trọn đời cho bất cứ ai.
Trong lần bị bệnh thứ hai, người đàn ông không bộc lộ triệu chứng. Điều này chứng tỏ hệ miễn dịch đã bảo vệ anh nhưng cũng không ngăn cản được việc tái nhiễm.
Với thông tin trên, BSCKII Nguyễn Trung Cấp cho biết, đến nay virus SARS-CoV-2 vẫn còn là virus rất mới nhưng đã có 27 triệu người mắc. Trường hợp tái mắc sau 4 tháng đã được ghi nhận, nhưng để giải mã được chính xác thì cần thêm vài tháng nữa.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Cấp cho biết, virus SARS-CoV-2 liên quan tới hệ miễn dịch và hệ miễn dịch thì lại vô cùng phức tạp. Hiện nay chúng ta vẫn đang "làm quen" với virus gây bệnh Covid-19 . Đối với những người đã khỏi bệnh, bác sĩ Cấp khuyến cáo vẫn cần thiết phòng chống dịch và tự phòng bệnh cá nhân.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho rằng, thông thường các virus khác có thể có miễn dịch 2,3 năm sau khi khỏi bệnh nhưng virus SARS-CoV-2 vẫn còn rất mới. Chỉ 1 ca tái dương tính chưa nói lên điều gì.
Bác sĩ Khanh cũng đưa ra giả thuyết cần xem xét lại tính chính xác của bài báo cáo. Đến nay virus SARS-CoV-2 dù có nhiều biến chủng nhưng cấu trúc gen thì không thay đổi, vẫn là virus corona.
Đây là dịch mới nên thế giới cần nhiều thời gian để nghiên cứu thêm về sự biến đổi của virus. Hiện nay virus SARS-CoV-2 ở mỗi quốc gia lại có sự khác biệt so với chủng virus ban đầu ở Vũ Hán (TQ). Đối với trường hợp ở Hồng Kông, bác sĩ Khanh cho rằng cộng đồng không nên quá lo lắng, hoang mang.
Pháp luật & Bạn đọc