MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bệnh sởi có dấu hiệu tăng, đây là những dấu hiệu nhận biết sớm ở cả người lớn và trẻ em

24-03-2019 - 08:19 AM | Sống

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi khác nhau ở mỗi giai đoạn bệnh. Nếu bị bệnh sởi không được điều trị tích cực có thể dẫn đến biến chứng là viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa...

Thời tiết chuyển mùa xuân - hè là giai đoạn trẻ mắc sởi có xu hướng gia tăng. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sởi đang gia tăng trên toàn cầu và đang được cân nhắc như là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và thường xảy ra vào mùa đông xuân. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi khác nhau ở mỗi giai đoạn bệnh.

Bệnh sởi có dấu hiệu tăng, đây là những dấu hiệu nhận biết sớm ở cả người lớn và trẻ em - Ảnh 1.

Thời tiết chuyển mùa xuân - hè là giai đoạn trẻ mắc sởi có xu hướng gia tăng.

Đầu tháng 3/2019, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã trực tiếp đi kiểm tra, giám sát tình hình phòng chống các dịch bệnh như: Sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết... tại một số trạm y tế và bệnh viện lớn trên địa bàn TP.HCM.

Còn ở Hà Nội, thời gian gần đây, số bệnh nhi mắc sởi tới điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang có xu hướng tăng. Theo thống kê của khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa tiêm phòng.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Ở những nơi đông người như bệnh viện, trường học, siêu thị, khu dân cư... khả năng lây nhiễm bệnh càng cao và nếu không có biện pháp phòng ngừa thì rất dễ phát triển thành dịch.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi để đi khám và điều trị kịp thời

Trẻ nhỏ dưới là đối tượng dễ bị nhiễm sởi hơn cả. Nếu bị sởi không được điều trị tích cực có thể dẫn đến biến chứng là viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa... nặng hơn có thể gây tử vong. Biểu hiện chính của bệnh là sốt, phát ban, Sau khi sốt cao, trẻ sẽ xuất hiện các ban dạng sần ở sau tai, sau đó lan ra mặt, ngực bụng và toàn thân.

Bệnh sởi có dấu hiệu tăng, đây là những dấu hiệu nhận biết sớm ở cả người lớn và trẻ em - Ảnh 2.

Trẻ nhỏ dưới là đối tượng dễ bị nhiễm sởi hơn cả.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:

1. Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày, trung bình 10 ngày

2. Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) 2 - 4 ngày. Các triệu chứng ở giai đoạn này bao gồm:

- Sốt cao

- Viêm long đường hô hấp trên

- Viêm kết mạc

- Đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.

3. Giai đoạn toàn phát 2-5 ngày. Các triệu chứng bao gồm:

- Sau sốt 3-4 ngày người bệnh phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.

- Viêm màng tiếp hợp, mắt có gì kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

4. Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần.

Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các việc:

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ.

- Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh. Hạn chế tới những nơi đông người như bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

- Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Theo TL

Trí thức trẻ

Trở lên trên