Bệnh thận không "tấn công" đột ngột, khi có 4 dấu hiệu này ở tay chân là bạn phải đi khám
Thận là một cơ quan đặc biệt quan trọng trong cơ thể nhưng khi có vấn đề trục trặc lại không tạo cảm giác đau, do đó nhiều người không biết mình bị bệnh cho đến khi đã trở nặng.
Bệnh thận diễn ra âm thầm và ngày càng trẻ hóa
Bài viết này của Chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe Triết Vu (TQ) về những vấn đề xuất hiện ở thận và cách chăm sóc thận để mỗi người có thể duy trì sức khỏe ổn định hơn.
Thận của chúng ta là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Chức năng chính của chúng là sản xuất nước tiểu và bài tiết các chất chuyển hóa, chất độc và nước dư thừa trong cơ thể, do đó giữ cho môi trường bên trong cơ thể sạch sẽ và cân bằng, và cho phép các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, nếu một vấn đề về thận nào đó xảy ra, nó sẽ gây hại cho các cơ quan khác và toàn bộ cơ thể, đặc biệt là bệnh urê huyết, đồng nghĩa với việc mất hoàn toàn chức năng thận, rất nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngược lại, chúng ta đều biết rằng bản thân thận lại là một cơ quan "im lặng", không gây đau hoặc tạo ra các dấu hiệu kêu cứu như các bộ phận khác. Khi gặp vấn đề, nó thường không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào và rất dễ bị chúng ta bỏ qua.
Trên thực tế, theo khảo sát, tỷ lệ suy thận mạn ở Trung Quốc đã lên tới 10,8%, tức là khoảng 120 triệu bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính và dần dần xuất hiện ở những nhóm người trẻ hơn, nghĩa là tuổi khởi phát bệnh đã trẻ hơn rất nhiều so với trước đây.
Những dữ liệu này cho thấy tình trạng bệnh thận vẫn nghiêm trọng và không nên đánh giá thấp hay chủ quan trong việc phòng bệnh và chăm sóc thận hàng ngày.
Vì vậy, nếu bạn muốn biết thận của bạn vẫn khỏe mạnh, nếu bạn cần điều hòa, hoặc nếu bạn muốn ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh thận, thì hãy chú ý đầu tiên đến các dấu hiệu xuất hiện trên tay và chân của bạn. Nếu có một số dấu hiệu bất thường, nó có thể cho thấy bệnh thận đã xảy ra. Bạn cần chú ý.
4 dấu hiệu ở tay chân cảnh báo sớm thận đã bị bệnh
1. Phù nề vùng chi dưới
Thận là một cơ quan có thể hút nước thừa ra khỏi cơ thể và duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Điều đó có nghĩa là, nếu có vấn đề với thận và nước trong cơ thể bài tiết bất thường, thì số lượng nước thừa không được điều tiết đó sẽ dễ dàng bị giữ lại trong cơ thể và sự trao đổi chất của cơ thể sẽ diễn ra bất thường.
Khi nước thừa không đào thải hết, chúng có thể tích tụ, từ đó gây ra bọng mắt và các dấu hiệu phù nề trong cơ thể.
Đối với các vấn đề về thận, hiện tượng phù nề thường xảy ra ở các chi dưới, vì các chi dưới có vị trí thấp và bị ảnh hưởng bởi trọng lực, trong khi nước có khả năng tích tụ và chảy xuống thấp nên sẽ tác động lớn hơn ở các chi dưới. Khi tình huống trở nên nghiêm trọng, nó sẽ từ từ lan ra các chi trên và mặt, tại thời điểm này tình hình có vẻ nguy cấp hơn.
Do đó, khi các triệu chứng phù nề xuất hiện ở các chi dưới và không biến mất trong một thời gian dài, cần chú ý kiểm tra sức khỏe của thận và sớm điều chỉnh cũng như phòng ngừa trước, để không làm tình trạng tồi tệ hơn.
2. Xuất hiện những bất thường trên móng tay
Móng tay của chúng ta trong trường hợp bình thường thường sẽ có vẻ bề ngoài bóng mịn và hồng hào, và không có những đường vân hay khuyết điểm bất thường trên móng. Tuy nhiên, nếu có vấn đề với thận, sẽ có một số thay đổi bất thường ở móng.
Tình trạng phổ biến nhất là những bất thường như đường ngang, đường dọc, sự lồi lõm, khuyết tật xảy ra... Điều này cho thấy chức năng thận bị suy giảm, có thể rơi vào tình huống suy thận và không còn khả năng nuôi dưỡng móng tay móng chân tốt như bình thường được nữa.
Ngoài ra, nếu móng tay trở nên nhợt nhạt và yếu, đây cũng là biểu hiện của các vấn đề về thận.
Sau khi chức năng thận suy giảm, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình lưu thông máu, do đó móng ở hai đầu chân tay không thể cung cấp máu tốt cho các bộ phận trên cơ thể, khiến cho phần móng bị thiếu dinh dưỡng và trở nên nhợt nhạt, yếu và dễ gãy.
3, Tay chân lạnh ngắt và ra mồ hôi
Tay và chân của chúng ta thường không đổ mồ hôi nhiều, chỉ khi chúng ta lo lắng hoặc có vấn đề nào đó, thì chúng mới càng có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn. Điều này là bình thường.
Tuy nhiên, nếu tay và chân của bạn đổ mồ hôi thường xuyên mà không có lý do, đồng thời tay và chân bị lạnh cùng một lúc, thì bạn phải chú ý đến sức khỏe của thận. Có thể đó là vấn đề bất thường đang xảy ra với thận giống như một tín hiệu cần giúp đỡ mà thận báo cho bạn biết.
Điều này xảy ra có thể là do sau khi chức năng thận suy giảm, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng và các chi không thể được thận tiếp tục nuôi dưỡng bình thường như trước đó. Lúc này, tay và chân sẽ lạnh và cơ thể sẽ rơi vào trạng thái tương đối yếu. Cùng lúc, tay và chân sẽ lạnh và ra nhiều mồ hôi.
Nếu bạn chú ý chăm sóc thận đúng cách và xử lý vấn đề về thận kịp thời thì tình trạng tay chân lạnh hay đổ mồ hôi sẽ dần được giảm bớt.
4, Tay chân yếu, không có sức lực
Những người có thận tốt sẽ có cơ bắp linh hoạt, chân tay nhanh nhẹn, có các cử động cơ thể bình thường. Nếu chức năng thận không tốt, tay và chân sẽ không còn được nuôi dưỡng một cách tốt nhất, dẫn đến bị yếu và không có sức lực, rã rời, đặc biệt là vùng thắt lưng sẽ đau hoặc yếu.
Khi có các dấu hiệu này, bạn hãy nghĩ đến khả năng là do chức năng thận bị suy giảm, khí thận không đủ và cơ thể sẽ rơi vào trạng thái hoạt động bất thường, ảnh hưởng đến lưu thông máu của cơ thể, chất dinh dưỡng vận chuyển đến các chi không đủ, khiến nó dễ bị yếu và mệt mỏi.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy yếu tay và chân trong một thời gian dài, đặc biệt là nếu cột sống lưng cũng có chung cảm giác bị yếu, bạn phải xem xét liệu có phải xuất hiện vấn đề về thận hay không.
Hãy chú ý tập thể dục và điều hòa cơ thể để tránh tình trạng xấu đi và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chính bạn.
*Theo Health/TT
Trí thức trẻ