MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đang được kiểm soát tốt

26-01-2020 - 21:22 PM | Xã hội

Chiều mồng 2 Tết, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, tiếp tục đặt phòng chống dịch bệnh lên trên hết, huy động lực lượng, tập trung cao nhất phát hiện kịp thời các ca nghi ngờ lây nhiễm để khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm chẩn đoán nhanh nhất, không để dịch bệnh lây ra cộng đồng.

Tại Trung Quốc, dịch bệnh diễn biến phức tạp

Ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến sáng 26/1, Trung Quốc đã có 30 tỉnh, thành phố có người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới ( nCoV ) với 2019 ca mắc, 56 trường hợp tử vong. Số ca mắc mỗi ngày tăng lên hàng trăm người, diễn biến rất phức tạp.

Hiện có nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia ghi nhận có ca mắc nCoV như Pháp, Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Nepal, Việt Nam và chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Tấn cũng lo ngại: "Hiện Việt Nam đang ở tình huống 2 (có ca bệnh). Nhưng lưu lượng người Trung Quốc đến Việt Nam rất lớn, nhất là trong mấy ngày nghỉ Tết vừa qua. Do đó, chúng ta luôn sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống 3 (dịch bệnh lây lan ra cộng đồng)".

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đang được kiểm soát tốt - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo cuộc họp phòng chống dịch bệnh NCoV chiều mồng 2 Tết Canh Tý

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, tại Việt Nam có 59 ca nghi ngờ mắc nCoV, trong đó có 2 ca xác định dương tính với virus nCoV, những trường hợp này đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Tp HCM. 57 ca còn lại có sốt, sau điều tra dịch tễ cho thấy những người này đều nghi mắc nCoV (đến từ Vũ Hán, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc với người Vũ Hán), họ đang được điều trị tại các bệnh viện ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

Cụ thể tại Tp HCM còn 2 ca nghi ngờ (tối nay sẽ có kết quả xét nghiệm), miền Trung có 24 ca (14 ca xác định không mắc, 10 ca còn lại đang đợi kết quả xét nghiệm), miền Bắc có 31 ca (trong đó đã xác định 8 ca không mắc, còn 23 ca khác đang đợi kết quả).

Như vậy, tổng cộng hiện đang còn 35 ca nghi ngờ nhiễm nCoV đang chờ kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, các tỉnh cũng đang theo dõi hàng chục người có tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV.

"Hiện mới có 2 ca xâm nhập người Trung Quốc được xác nhận nhiễm nCoV. Chưa có công dân Việt Nam nào mắc nCoV, cũng chưa có cán bộ y tế nào mắc bệnh" - ông Tuyên khẳng định.

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa - Cục phó Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hai bệnh nhân xác định nhiễm nCoV thì người con (sinh năm 1992) sức khỏe đã ổn định. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm vẫn dương tính với nCOV nên tiếp tục giữ lại khu cách ly. Còn người cha hiện đang phải tiếp tục điều trị, thở máy, do tuổi cao lại bị viêm phổi trên nền nhiều bệnh mãn tính khác như u phổi mới được phẫu thuật, đái tháo đường, huyết áp cao.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đang được kiểm soát tốt - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo cuộc họp

Chú trọng giám sát ca bệnh ở cơ sở y tế

Ông Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định về nguy cơ lây nhiễm nCoV trên diện rộng: "Dịch nCoV rất có khả năng lan rộng và phát triển.

Vì cùng là virus corona gây bệnh Mers, Sars, nhưng nếu Mers và Sars có tỷ lệ tử vong lớn nên người bệnh bị bệnh là đi đến viện ngay, dễ kiểm soát. Nhưng bệnh nCoV có tỷ lệ tử vong nhỏ nên có thể nhiều người bệnh nhẹ sẽ điều trị tại nhà.

Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát ca bệnh, không kiểm soát được mức độ lây nhiễm. Ngoài ra, Trung Quốc có lượng người vào Việt Nam lớn. Chúng ta không chỉ chú ý đến khách từ Vũ Hán đến mà còn các tỉnh khác sát biên giới như Quảng Đông, người Trung Quốc vào Việt Nam rất nhiều" - ông Phu phân tích.

Tuy nhiên, ông Phu khẳng định: "Hiện mới có 2 ca bệnh (người Trung Quốc vào Việt Nam) chứ chưa có ca bệnh là người Việt Nam. Chúng ta cũng đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Do đó, chưa cần công bố dịch".

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại buổi họp khẩn “Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống, dịch bệnh” nhằm ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng coronavirus mới (nCoV) vào trưa ngày 30 Tết (ngày 24/02/2020) tại Bộ Y tế; với tinh thần chống dịch như chống giặc, kể cả trong ngày nghỉ Tết, nhờ sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh của ngành Y tế, ngay sau thời khắc giao thừa năm Canh Tý 2020, ngành Y tế đã triển khai đồng loạt việc khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu trong cả nước đối với hành khách nhập cảnh đến từ Trung Quốc.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đang được kiểm soát tốt - Ảnh 3.

Thứ trưởng y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại cuộc họp

Tuy nhiên, ông Phu nhận định, kinh nghiệm cho thấy, việc kê khai y tế, kiểm soát bệnh dịch ở cửa khẩu rất quan trọng, tuy nhiên số ca bệnh phát hiện từ cửa khẩu không nhiều mà chủ yếu ở các cơ sở y tế. Do đó, cần phải đẩy mạnh giám sát dịch bệnh ở các bệnh viện, phát hiện sớm các ca bệnh ban đầu.

GS.TS Nguyễn Thanh Long – Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, trong thời gian qua các phương tiện truyền thông đã đưa tin kịp thời tình hình dịch bệnh. Trong thời gian này, cần tích cực đưa tin các biện pháp dự phòng theo khuyến cáo của WHO. Thực hiện nghiêm ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại các buổi giao ban phòng chống dịch.

TS Satoko - Đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, WHO đánh giá cao sự minh bạch thông tin về dịch nCoV của Trung Quốc. Qua phân tích dịch tễ ban đầu, dịch nCoV có sự lây nhiễm qua người nhưng mới chỉ là chùm bệnh trong gia đình hoặc người tiếp xúc rất gần và nhân viên y tế. Hiện đã có ca nhiễm virus tại 13-14 quốc gia nhưng các ca đều có tiền sử hoặc kết nối với việc bệnh nhân từ Vũ Hán.

“Ban đầu, tỷ lệ lây nhiễm là 1,4-1,5 nghĩ là 1 người nhiễm nCoV có thể lây sang 2 người khác. Tuy nhiên, mẫu số này mới chỉ kiểm soát các ca bệnh ở cơ sở y tế, hiện các ca nhẹ không đến cơ sở y tế thì chưa chắc chắn được, cần phải tiếp tục đánh giá. Còn số bệnh nhân nặng khoảng 20-25% trên tổng số bệnh nhân nhưng mẫu số cũng đang cần phải tiếp tục cân nhắc” – TS Satoko cho biết.

Đánh giá về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, TS Satoko cho biết, WHO nhận định đây là sự kiện y tế nghiêm trọng, khẩn cấp của Trung Quốc nhưng chưa phải khẩn cấp với quốc tế, chưa phải là sự kiện y tế công cộng. Do đó, WHO không khuyến nghị hạn chế đi lại và giao thương đối với sự kiện dịch nCoV ở Trung Quốc.

“Việc cần làm là nâng cao nhận thức cho người dân, khách du lịch về việc phòng chống dịch bệnh, làm tốt công tác y tế dự phòng” – TS Satoko nhấn mạnh.

WHO khuyến cáo người dân cần:

1. Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

2. Dùng khăn giấy hoặc cánh tay để che miệng và mũi khi ho, khi hắt hơi; sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác và rửa sạch bàn bay bằng xà phòng.

3. Tránh tiếp xúc gần với người đang sốt, ho

4. Nếu bạn đang bị sốt, ho, khó thở cần đến khám tại cơ sở y tế, và cho bác sỹ biết các thông tin về hành trình di chuyển trước đó của bạn.

5. Khi viếng thăm các chợ tươi sống trong vùng đã có ca bệnh nCoV, tránh tiếp xúc với động vật sống và các bề mặt có tiếp xúc với các động vật này nếu không có phương tiện bảo hộ.

6. Không sử dụng các sản phẩm động vật còn sống hoặc chưa nấu chín kỹ. Bảo quản riêng thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã nấu chín để tránh lây nhiễm chéo.

P/s: Với kinh nghiệm từ đại dịch SARS năm 2003 Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS.

Thì trong năm nay Việt Nam tiếp tục có những phương án và chuẩn bị ứng phó kịp thời với chủng virus Corona mới này, điều quan trọng hơn cả là mỗi người đều cần có ý thức chăm sóc và vệ sinh cá nhân, đến ngay cơ sở y tế khám và xét nghiệm khi có các dấu hiệu như : HO KHAN, SỐT trên 38 đọ C , khó thở, suy hô hấp....

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tuy số người nghi ngờ mắc nCoV tăng lên nhưng ca xác định mắc cũng chỉ 2 trường hợp. Chúng ta khẳng định mức độ lây nhiễm tại Việt Nam chưa có biến động. Các biện pháp chúng ta đưa ra bây giờ đã khá hiệu quả dù Việt Nam có nhiều người Trung Quốc đến và đi. Việc khai báo y tế là bắt buộc đối với các nước có nhiều khách du lịch Trung Quốc như Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc cũng chưa áp dụng, như ở Việt Nam nhưng chúng ta cần thiết áp dụng.

"Chúng ta đặt phòng chống dịch lên trên hết. Chúng ta phải tập trung cao nhất phát hiện kịp thời các ca nghi ngờ lây nhiễm để khoanh lại, cách ly, xét nghiệm chẩn đoán nhanh nhất, để bệnh dịch không lây ra cộng đồng. Chúng ta không chỉ chú ý đến khâu quản lý người đến từ vùng dịch tại Việt Nam mà quên khâu theo dõi, quản lý sức khỏe tất cả các đối tượng khách du lịch, dù ở nước nào đến từ vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người ở vùng dịch. Trong vòng 14 ngày phải quản lý theo dõi chặt chẽ, khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ phải cách ly, điều trị, xét nghiệm ngay.

Biện pháp này một số khách có thể thấy phiền nhưng chúng ta phải đẩy mạnh tuyên truyền để họ hiểu đây là vì lợi ích của họ và cộng đồng, cả Việt Nam và toàn thế giới.

Nhân dịp này, tăng cường truyền thông cho nhân dân ý thức phòng nCoV nói riêng và các bệnh lây nhiễm nói chúng: đeo khẩu trang khi đến bệnh viện, rửa tay, ăn chín, uống sôi...", Phó Thủ tướng nói.

Cũng theo Phó Thủ tướng, chống dịch, ngành y tế giữ vai trò chủ chốt nhưng các ban ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành Du lịch nên khuyến cáo người du lịch nên hạn chế tối đa việc du lịch tới ngành dịch....

"Mọi người nên thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng không nên hoang mang, lo lắng và thực hiện:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Người dân không nên đi/đến khu vực đang có dịch tại Trung Quốc nếu không cần thiết.

Những người trở về vùng có dịch tại Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp câp do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu"

GS.TS.Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương nêu ý kiến.

Theo Anh Văn

Sức khỏe và đời sống

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên