MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BHXH Việt Nam nêu lý do không nên điều chỉnh mức đóng BHYT, BHTN

Thời gian quan, một số hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị giảm mức đóng Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), nhưng BHXH Việt Nam nêu quan điểm cần cân nhắc kỹ đề xuất này.

Liên quan tới đề xuất giảm mức đóng BHYT, BHXH Việt Nam cho rằng, với mức đóng và quyền lợi hưởng BHYT như hiện nay, quỹ khám chữa bệnh BHYT trong năm đã tiệm cận thu bằng chi. Thậm chí, những năm gần đây, bắt đầu có xu hướng phải sử dụng quỹ BHYT dự phòng để bổ sung số chi trong năm (do chi vượt thu trong năm).

Hiện mức đóng BHTN chỉ quy định mức tối đa, mức đóng cụ thể sẽ do Chính phủ ban hành theo bối cảnh từng thời kỳ.

Với mức đóng BHTN, quy định hiện hành và định hướng sửa đổi thời gian tới đều chỉ quy định mức đóng tối đa, giao Chính phủ căn cứ theo điều kiện thực tế để quy định mức đóng cụ thể. Hiện, mức đóng BHTN tối đa là 1% tiền lương tháng, trong giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19 vừa qua, mức đóng BHTN được Chính phủ điều chỉnh giảm còn 0,5%, có thời điểm miễn đóng cho doanh nghiệp.

Do đó, theo BHXH Việt Nam, khi nghiên cứu giảm mức đóng BHYT và BHTN cần đánh giá trong mối tương quan với các điều kiện hưởng, khả năng cân đối các quỹ, phù hợp với thiết kế tổng thể của những chính sách này.

Số liệu của BHXH Việt Nam cho thấy, tính tới hết tháng 10 vừa qua, cả nước có gần 91 triệu người tham gia BHYT, tăng gần 3,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt tỷ lệ bao phủ gần 93% dân số. Trong cùng thời gian, cả nước có gần 16 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT.

Cũng tính tới cuối tháng 10/2023, cả nước có hơn 14,3 triệu người tham gia BHTN, đạt gần 31% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Theo Lê Hữu Việt

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên