MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Bị đẩy đến đường cùng”, nợ lương nhân viên, Đường sắt Việt Nam đứng trước bờ vực phá sản

15-04-2021 - 15:33 PM | Doanh nghiệp

“Bị đẩy đến đường cùng”, nợ lương nhân viên, Đường sắt Việt Nam đứng trước bờ vực phá sản

Ngành đường sắt đang đứng trước tình thế hết sức khó khăn, có nguy cơ phá sản do vướng mắc về kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt không được tháo gỡ.

Theo báo Thanh niên, mới đây Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có văn bản kiến nghị khẩn đến Thủ tướng liên quan việc xây dựng Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư và việc giao nguồn quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Theo đó, hiện 3.143 km đường sắt cả nước do VNR quản lý và chịu trách nhiệm duy tu, bảo trì. Tuy nhiên, lãnh đạo VNR cho biết các vướng mắc về kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia 2021 vẫn chưa được giải quyết theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. 

Cụ thể, đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ tới thời điểm này vẫn tạo ra nhiều cấp trung gian quản lý, nhiều thủ tục hành chính trong việc quản lý, bảo trì, khai thác tài sản. Đặc biệt là việc vẫn đề xuất cơ chế giao dự toán kinh phí bảo trì cho Cục Đường sắt Việt Nam - cơ quan chỉ thực hiện chức năng tham mưu trực thuộc Bộ GTVT và không quản lý tài sản. VNR cũng cho rằng, Cục Đường sắt hiện chỉ có hơn 100 nhân lực, nếu giao vốn về Cục rồi mới phân bổ về VNR sẽ làm chậm trễ, ách tắc công tác bảo trì.

"Đề xuất giao thêm cấp trung gian là Cục Đường sắt sẽ phá vỡ tính thống nhất giữa các hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt với công tác đảm bảo an toàn chạy tàu, làm đình trệ hoạt động vận tải đường sắt, triệt tiêu vận tải đường sắt”, tờ Thanh niên dẫn lời ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR.

“Bị đẩy đến đường cùng”, nợ lương nhân viên, Đường sắt Việt Nam đứng trước bờ vực phá sản - Ảnh 1.

 Báo Thanh niên cho hay, theo dự toán hàng năm, phần vốn ngân sách dành cho bảo trì phân về đường sắt là 2.800 tỉ đồng, tới thời điểm này vẫn chưa được giao xuống. 20 công ty thực hiện nhiệm vụ bảo trì hạ tầng đường sắt quốc gia hiện chưa có kinh phí để mua vật tư đưa vào công trình, chi thường xuyên và đặc biệt là trả lương cho người lao động 4 tháng đầu năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 25.000 lao động trong VNR.

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR cho biết thêm: “Nguy cơ cao là các lao động hệ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm, gác chắn đường ngang sẽ bỏ việc vì không có thu nhập. Vấn đề này đã đẩy doanh nghiệp đến bước đường cùng, khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021.

Với hệ thống đường sắt đơn, tình trạng kết cấu hạ tầng đường sắt rất lạc hậu, xuống cấp, với 5.531 điểm giao cắt đồng mức với đường bộ, nhiều nút thắt cổ chai, đi qua nhiều khu vực địa hình đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt...

Đây không phải lần đầu tiên VNR kêu cứu vì vướng mắc chậm được phân bổ vốn bảo trì. Tháng 2/2020, lãnh đạo ngành đường sắt cho biết chưa nhận được dự toán, khiến 11.315 người lao động không có tiền lương, dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu. Nguyên nhân cũng do vướng mắc là cơ chế giao dự toán bảo trì, thay vì giao thẳng cho VNR như trước đây, thì Bộ GTVT lại đặt hàng cho VNR thông qua Cục Đường sắt.

Vì sao đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa thể công bố các hạng mục đã kiểm đếm?

Theo Ngọc Diệp

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên