Bí mật viên kẹo chocolate nhân viên buồng phòng đặt trên giường của khách mỗi tối, hóa ra đó là cách chiều "thượng đế" không phải dạng vừa của các khách sạn 5 sao
Để kinh doanh khách sạn thành công, các quản lý và ông chủ sẽ nghĩ ra nhiều "chiêu trò" để lấy lòng khách hàng.
- 13-06-2021Cuộc đời thâm trầm của “bà hoàng khai mỏ” giàu bậc nhất Australia: Giàu sang nhưng nội chiến với cả cha đẻ và con ruột vì tiền
- 10-06-2021Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt
- 05-06-2021Dành 80 năm cuộc đời để đúc kết, tỷ phú "giàu sang từ 2 bàn tay trắng" Lý Triệu Cơ khẳng định, đây chính là 4 điều cơ bản để làm giàu
Trong ngành kinh doanh khách sạn, các quản lý thường có những chiêu thức để thu hút khách hàng mà người bình thường khó nghĩ ra được. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến Turndown Service. Đây là dịch vụ dọn phòng vào buổi tối tại khách sạn, khi khách đã ra khỏi phòng vào khung giờ 18h-19h để ăn tối hoặc tham quan, khám phá địa phương.
Trong khoảng thời gian này, nhân viên housekeeping sẽ tiến hành dọn phòng, và bố trí lại phòng ngăn nắp. Đây là dịch vụ thường thấy tại các khách sạn 4-5 sao. Tuy nhiên, ở nhiều khách sạn, nhân viên buồng phòng không chỉ dọn dẹp, họ còn để lại các thanh kẹo chocolate trên giường để tặng cho khách. Tất nhiên, với ai cũng vậy, khi ra ngoài về mà có được món quà bất ngờ như thế thì sẽ rất vui, lần sau có đi du lịch cũng nhất định sẽ lại lựa chọn khách sạn đó.
Viên kẹo chocolate đặt trên giường của khách.
Do đâu các khách sạn để chocolate trên giường của khách
Câu chuyện được bắt đầu từ những năm 1950 khi nam diễn viên Mỹ gốc Anh Cary Grant hẹn gặp nhân tình tại khách sạn Mayfair ở St Louist, bang Missouri, Mỹ. Grant đã yêu cầu khách sạn xếp chocolate thành một vệt dài từ phòng khách vào phòng ngủ, kết thúc trên một chiếc gối. Bên gối là một mảnh giấy nhắn mà Grant để lại cho người tình, có ghi tên cô.
Kể từ sau khi có sự xuất hiện của vị khách đặc biệt này, người quản lý khách sạn đã nảy ra ý tưởng đặt những viên chocolate lên gối khi làm dịch vụ turndown. Khách sạn ngay lập tức nhận được nhiều lời khen ngợi của khách hàng, thậm chí lượng khách còn gia tăng trong khi chi phí để mua một vài thanh kẹo chocolate thực sự không quá đắt đỏ.
Phương pháp chiêu dụ khách hàng này từ khi xuất hiện đã nhanh chóng trở nên phổ biến và được đa số các khách sạn 4-5 sao thực hiện. Một số người cho rằng chocolate có thể có nhiều calo, đường và chất béo nhưng cũng có nhiều lợi ích không kém đối với sức khỏe và sự hưng phấn tinh thần.
Khi khách sạn nào cũng để chocolate thì phải làm sao?
Có một điều đáng lưu tâm là khi chocolate đã quá phổ biến thì không chỉ các khách sạn cao cấp mà ngay cả một số cơ sở lưu trú bình dân hơn cũng đã bắt đầu học theo kiểu chiều chuộng khách hàng này. Họ dùng những viên chocolate không được chất lượng cho lắm khiến người thuê phòng cảm thấy có chút nhàm chán. Vì thế, những người quản lý khách sạn phải nghĩ ra những đồ dùng khác để đặt vào phòng của khách thay cho chocolate.
Ngày nay, nhiều nơi đã chuyển sang dùng cả đồ uống nhẹ nhàng như cocktail hoặc một vài chiếc bánh quy nhỏ xinh, trái cây tươi hoặc đặc sản địa phương. Họ thậm chí cũng dùng cả quà lưu niệm là thú bông để lấy lòng khách hàng. Tất cả những thứ đó sẽ được bộ phận buồng phòng đặt lên giường khi rời khỏi.
Những vật dụng nhỏ xinh được tặng cho khách hàng.
Như cách mà khách sạn Mandarin Oriental Tokyo làm chẳng hạn. Sau khi nhận định khách lưu trú lại khách sạn chủ yếu là người nước ngoài nên họ đã đặt bánh mochi lên giường của khách như một cách để đáp lại tình cảm mà các vị khách dành cho nước Nhật. Phía khách sạn nói rằng chocolate có thể mua ở bất kỳ đâu trên thế giới, nhưng mochi thì là đặc trưng của Nhật Bản. Và tất nhiên rồi, việc phục vụ bánh mochi thay lời chào cũng giúp khách sạn thu về những lời khen ngợi nhiều như chocolate.
Chiếc bánh mochi của khách sạn Mandarin Oriental Tokyo dành tặng cho khách hàng.
Trí thức trẻ