Bí quyết đầu tư của “ông già” phố Wall Jack Bogle: Đừng làm gì cả, hãy đứng yên một chỗ!
Tôi luôn tâm đắc với câu nói này: “Người đến đầu tiên có thể trở thành kẻ cuối cùng và kẻ đến cuối cùng có khi lại là người đầu tiên”. Trong đầu tư anh không thể nói trước được bất cứ điều gì.
- 07-01-2017Đây là 5 điều mà một nhà đầu tư tài chính thông minh sẽ làm nếu trúng xố số
- 06-01-2017Những yếu tố tác động tới các nhà đầu tư trong năm mới 2017
- 06-01-2017Bí quyết thành công trong đầu tư chứng khoán
Nhắc đến John Bogle nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chân dung một “ông trùm đầu cơ” – người đã có hơn 20 năm quản lý và đưa Vanguard Group trở thành một trong những quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới với quy mô hơn 20 triệu nhà đầu tư và trị giá đạt 3 nghìn tỷ USD. Và đương nhiên, nhiều người cho rằng, để đạt được thành công như vậy, Bogle phải là một nhà đầu tư thiên tài chưa bao giờ đưa ra quyết định sai.
Tuy nhiên, rất nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng không phải lúc nào ông trùm đầu cơ 87 tuổi này cũng đưa ra những quyết định đúng đắn. Khi bắt đầu “cuộc cách mạng của những chỉ số” 40 năm trước, Bogle đã luôn là một nhà đầu tư khôn ngoan và dũng mãnh khi nói về phố Wall, quỹ tương hỗ, các nhà đầu tư và cả các chỉ số.
Dưới đây là bài phỏng vấn John Bogle trong show truyền hình MoneyLife with Chuck Jaffe.
Nếu được lựa chọn lại, ông sẽ chọn đầu tư vào quỹ chỉ số nào?
Tôi sẽ chọn Standard & Poor’s 500 Stock Index SPX, với lý do tương tự như lần đầu tiên tôi bước chân vào thị trường nhiều năm trước đây. Trên thực tế, chỉ số này được xây dựng dựa trên tỷ trọng giá trị vốn hóa của từng cổ phiếu, bởi vậy nếu một cổ phiếu lớn tăng giá, bạn không phải mua thêm nhiều cổ phiếu này mà mức tăng sẽ ngay lập tức được phản ánh vào rổ chỉ số. Đó là một khoản đầu tư có chi phí rất thấp. Đó cũng là chỉ số tốt nhất hiện nay.
Nhiều người cho rằng nếu chỉ đầu tư vào giỏ chỉ số S&P 500 là đầu tư hoàn toàn vào các cổ phiếu Mỹ. Ông nhận xét thế nào về quan điểm này?
Tôi thường không để ý đến vấn đề này, nhưng tôi nhận ra và tất cả mọi người cũng nên biết rằng gần một nửa doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong nhóm S&P 500 đến từ bên ngoài nước Mỹ. Đó là một danh mục đầu tư quốc tế, chứ không đơn giản là một loại cổ phiếu có giá thả nổi trên thị trường quốc tế.
Tôi hạnh phúc vì mình có một danh mục đầu tư toàn là cổ phiếu Mỹ. Tất nhiên, tôi không thể nói với bạn rằng điều đó hoàn toàn đúng. Tôi cũng không thể nói rằng các cổ phiếu quốc tế sẽ không hoạt động tốt hơn trong tương lai chỉ bởi vì chúng đã quá tồi tệ trong quá khứ. Nhưng tôi nghĩ không nhất thiết phải đầu tư vào các cổ phiếu quốc tế, hoặc nếu có, hãy giữ chúng ở mức dưới 20% trong danh mục đầu tư của bạn.
Ông từng khuyên nhà đầu tư nên xây dựng danh mục nghiêng về trái phiếu khi cân nhắc đến yếu tố tuổi tác, coi các phúc lợi xã hội là một loại trái phiếu. Hiện tại quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
Trong cuốn sách đầu tiên của tôi được xuất bản năm 1993, tôi đã đề cập đến lời khuyên này. Ngày nay lợi suất trái phiếu có phần “nhỉnh” hơn lợi suất từ cổ phiếu, vì thế khi bạn càng có tuổi, bạn sẽ có xu hướng lựa chọn những khoản đầu tư có rủi ro thấp với lợi nhuận ổn định hơn. Và đương nhiên, trái phiếu sẽ là lựa chọn an toàn hơn.
Tất nhiên bảo hiểm xã hội không phải là một trái phiếu, nhưng nó giống như một trái phiếu vì hàng tháng bạn nhận được một khoản tiền.
Tôi khởi đầu bằng việc đặt cược 60% vào cổ phiếu và 40% vào trái phiếu. Đến nay, ở tuổi 87, tôi đặt cược tỷ lệ dưới 50:50, trong đó trái phiếu nhiều hơn cổ phiếu một chút. Tôi muốn bảo vệ những gì mà tôi đang có hơn là phát triển những thứ mình không có. Và tôi nghĩ đó là tâm lý chung của những người lớn tuổi. Tuy vậy, tôi khuyên các nhà đầu tư trẻ nên đặt cược nhiều hơn vào cổ phiếu.
Tất nhiên, khi đầu tư vào trái phiếu không phải là bạn sẽ có được lợi nhuận lớn hơn. Nhưng tôi lựa chọn an toàn và tôi cảm thấy thoải mái với lựa chọn của mình.
Thời gian gần đây thị trường biến động khá mạnh. Theo ông nên phân bổ danh mục đầu tư giữa cổ phiếu và trái phiếu như thế nào?
Tôi cho rằng bạn phải tiết kiệm nhiều hơn để đạt được các mục tiêu của mình vì trong tương lai lợi suất của cả trái phiếu và cổ phiếu sẽ thấp hơn so với trước đây.
Một danh mục cân bằng giữa cổ phiếu và trái phiếu sẽ là lựa chọn hợp lý.
Về những biến động hàng ngày của thị trường
Việc duy nhất các nhà đầu tư cần làm là đừng bao giờ quan sát thị trường, bất kể thời điểm nào. Một trong những nguyên tắc khác của tôi là “đừng liếc trộm”.
Tất nhiên, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi rằng: Tại sao tôi phải làm như vậy? Việc quan sát thị trường có vấn đề gì đâu?... Trên thực tế, những gì diễn ra ngày hôm nay chưa chắc nó sẽ diễn ra ở thời điểm bạn nghỉ hưu hay thậm chí ngay ngày mai mọi việc cũng đã khác.
Là một nhà đầu tư, bạn cần nhận thức được rằng một khi đã chấp nhận rủi ro nghĩa là bất cứ một biến động nào bên ngoài thế giới (chẳng hạn như thiên tai, động đất…) cũng sẽ tác động đến bạn. Nhưng bạn sẽ không thể làm gì với thiên tai, động đất cả.
Một nhà đầu tư khôn ngoan sẽ biết rằng: Dù có nổ bom hạt nhân thì nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cổ phiếu hay trái phiếu mà bạn đang nắm giữ. Chỉ cần dừng quan sát, bạn sẽ không phải lo sợ nữa.