MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Biến nickel thành pin xe điện, Indonesia muốn đưa ngành khai thác mỏ lên một tầm cao mới

14-04-2022 - 13:58 PM | Thị trường

Biến nickel thành pin xe điện, Indonesia muốn đưa ngành khai thác mỏ lên một tầm cao mới

Indonesia là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản và một trong số đó bao gồm niken, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xe điện. Quốc gia này đang nỗ lực đưa ngành khai thác này phát triển hơn nữa, từ đó giúp ngành kinh tế nước này phát triển lên một tầm cao mới.

Indonesia giàu có về tài nguyên khoáng sản nhưng lĩnh vực khai thác chỉ đống góp một phần nhỏ vào nền kinh tế. Quốc gia này đăng nỗ lực thay đổi điều đó.

Indonesia có các mỏ tự nhiên dồi dào bao gồm thiếc, Niken, Coban và quặng bô xít – một số này là những nguyên liệu thô quan trọng để sản xuất xe điện.

Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng lĩnh vực than đá và khoáng sản chỉ đóng góp 5% vào GDP của nước này vào năm 2019, theo báo cáo Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai thác.

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Indonesia không muốn xuất khẩu thô mà thay vào đó tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn. Các hoạt động trong ngành công nghiệp hạ nguồn liên quan đến việc chế biến nguyên liệu thô thành những sản phẩm hoàn chỉnh để tạo ra giá trị gia tăng. Ví dụ, từ dầu thô có thể được tinh chế thành dầu mỏ, dầu diesel và chất dẻo.

Tổng thống Indonesia, ông Jokowi Widodo cho biết: "Indonesia luôn chú tâm vào xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi giải pháp tốt hơn là nên chế biến và tiêu thụ chúng thông qua công nghiệp hạ tầng hoặc thị trường nội địa"

Một phần nằm trong kế hoạch phát triển nền kinh tế, Indonesia đã cấm xuất khẩu quặng niken vào tháng 1/2020. Chính phủ cũng cam kết sẽ ngừng dần xuất khẩu các nguyên liệu thô khác.

Tổng thống cũng cho biết thêm rằng việc ngừng xuất khẩu niken sẽ gặt hái được nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai, đồng thời chia sẻ thêm về kế hoạch sẽ ngừng xuất khẩu quặng bô xít và tiếp theo nữa sẽ là quặng vàng và thiếc.

Động thái chuyển sang những ngành công nghiệp hạ nguồn dự kiến sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn nữa, đồng thời tăng tỷ suất lợi nhuận cũng như cắt giảm lượng khí thải carbon.

William Simadiputra, nhà phân tích tại DBS Group Research cho biết: "Động thái này được cho là tích cực, vì các sản phẩm giá trị gia tăng có khả năng làm giảm hiệu quả tài chính của các công ty khai thác than trước những nguy cơ giá than bị biến động"

Việc chuyển sang khai thác công nghiệp hạ nguồn cũng làm giảm áp lực biến động giá cả của hàng hóa cũng như giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tổng thống Widodo cho rằng, người dân Indonesia sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất, "Việc này sẽ tạo ra công ăn việc làm cũng như mang đến nguồn thu từ thuế cho đất nước, các cơ hội kinh doanh mới khi mà các công ty trong nước sẽ xuất khẩu Niken".

Định hướng phát triển trong tương lai

Indonesia đã đặt trọng tâm vào 3 lĩnh vực chính bao gồm công nghiệp khai thác và khoáng sản, công nghiệp than, nhiên liệu và công nông nghiệp.

Theo Ban Điều phối Đầu tư (BKPM) Indonesia, quốc gia này có trữ lượng niken lớn nhất thế giới và sở hữu đến 21 triệu tấn niken. Indonesia hi vọng sẽ chuyển niken thô thành các sản phẩm cao cấp hơn như pin lithium cho ô tô điện, điều mà ban đầu tư tin rằng sẽ mang lại sự tăng trưởng kinh tế lớn.

Tổng thống Widodo cho biết chính phủ đang tiến hành nghiên cứu liên quan đến những đổi mới về pin lithium-ion và dự kiến trong vòng 2-3 năm tới sẽ có thể sản xuất được pin lithium.

Indonesia cũng là nhà sản xuất than lớn thứ 4 trên thế giới và là nước xuất khẩu than đứng đầu trên toàn cầu.

Nhà phân tích Shirley Zhang của Wood Mackenzie cho biết khai thác than đóng vai trò quan trọng đối với Indonesia, đồng thời cho biết thêm rằng ngành sản xuất đóng góp 26% GDP đất nước cũng được thúc đẩy chủ yếu bởi điện than.

"Sản xuất than không chỉ giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu đang leo thang hiện nay mà nó còn giúp quốc gia xuất khẩu than nhiệt sẽ được hưởng lợi từ giá than tăng cao. Đồng thời cũng đảm bảo an ninh năng lượng cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia".

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng than của Indonesia đạt 564 triệu tấn vào năm 2020, xuất khẩu than đạt 405 triệu tấn trong cùng kỳ, tương đương chiếm 31,2% sản lượng than xuất khẩu của thế giới.

Cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu LPG

Indonesia- nhà nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng LPG ở châu Á- có kế hoạch sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu vốn đã chiếm 50.6 nghìn tỷ Rupiah hàng năm, tương đương với 3,6 tỷ USD ngân sách, theo số liệu từ S&P Global.

Bukit Asam, một công ty khai thác than thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia, đã khởi xướng một dự án khí hóa than trị giá 2,3 tỷ USD với công ty năng lượng nhà nước Pertamina và Công ty khí đốt và hóa chất công nghiệp của Mỹ, Air Products. Dự án dự kiến sẽ tạo ra 6 triệu tấn than và sản xuất 1,4 triệu tấn dimethyl-ether (DME), một dạng nhiên liệu tái tạo có thể được sử dụng để thay thế dầu diesel và khí Propan. Điều này sẽ giúp cắt giảm khoảng 1 triệu tấn LPG nhập khẩu mỗi năm. Các hoạt động từ ngành công nghiệp hạ nguồn cũng sẽ giúp tách Indonesia khỏi việc nhập khẩu năng lượng như LPG. Nhập khẩu năng lượng ở mức thấp sẽ tác động tích cực đến cán cân thương mại của quốc gia này, đặc biệt trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng cao như hiện nay.

Cũng theo nhà phân tích Shirley Zhang, Indonesia cũng sẽ được hưởng lợi từ xu hướng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nói chung, trên thực tế, Indonesia cũng có tiềm năng trở thành quốc gia đi đầu trong việc giảm Carbon.

Indonesia có thể biến mình thành một cơ quan có thẩm quyền trong khu vực về giảm Carbon bằng cách chứng minh việc sử dụng và lưu trữ thu giữ Carbon quy mô lớn, hoặc sử dụng công nghệ CCUS - một công nghệ thu giữ Carbon Dioxit từ những người sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp và nén để có thể vận chuyển hoặc lưu trữ cho các mục đích sử dụng khác.

Bà Shirley Zhang cũng cho biết thêm rằng: "Indo là nguồn tài nguyên quan trọng cho các nguyên liệu thô cho sản xuất xe điện như Niken, triển vọng về khả năng sản xuất sẽ thúc đẩy tốc độ và quy mô của việc cắt giảm Carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải toàn thế giới".

Những thách thức đương đầu

Tuy nhiên nhìn về tương lai, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi việc khai thác hạ nguồn được thúc đẩy mạnh mẽ

Ví dụ, dimethyl-ether (DME) được coi là một loại nhiên liệu sinh học mới với sản lượng rất nhỏ, khiến nó đắt hơn so với nhiên liệu hóa thạch.

Các chuyên gia cho rằng: "Hỗ trợ từ chính phủ trung ương về việc thay thế LPG hiện có bằng DME là rất quan trọng và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ". Sự hợp tác của Bukit Asam với Pertamina và Air Products là một khởi đầu tốt, bên cạnh đó chỉ ra rằng Pertamina là nhà phân phối LPG lớn nhất Indonesia.

Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Arifin Tasrif cho biết, chính phủ Indonesia có kế hoạch thu hút sự phát triển của DME thông qua một số ưu đãi.

Bà Zhang cho rằng cần có các chính sách và tài trợ của chính phủ để đảm bảo ngành tài nguyên của Indonesia sẵn sàng cho một tương lai không có Carbon. Ví dụ, chính phủ có thể cung cấp kinh phí để nâng cao kỹ năng và đào tạo lại các công nghệ khử Cacbon, bà nói thêm.

Nhưng điều đó giả định rằng thế giới vẫn đang trên đà đạt được mục tiêu giảm carbon là ít nhất 43% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, những lo ngại về an ninh năng lượng đã tăng lên do cuộc chiến ở Ukraine có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu này. Điều này đặc biệt đúng đối với các quốc gia đang phát triển, vì than tiếp tục là nguồn năng lượng rẻ cho họ.

Nguồn: CNBC

https://cafef.vn/bien-nickel-thanh-pin-xe-dien-indonesia-muon-dua-nganh-khai-thac-mo-len-mot-tam-cao-moi-2022041411511929.chn

Huyền Như

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên