"Biến nước thành tiền" ở trại đào tiền số lớn nhất nước Nga
Phải sử dụng một lượng điện khổng lồ, ngành đào tiền số đang tìm thấy một nơi dừng chân lý tưởng: thành phố Bratsk của nước Nga, nơi thời tiết rất lạnh và giá điện thì rẻ.
- 23-10-2019Từng phản đối gay gắt, nhưng tại sao các ngân hàng trung ương lại đang ráo riết chuẩn bị cho "cuộc đua" phát triển đồng tiền số của riêng mình?
- 17-10-2019Toan tính của Trung Quốc khi phát hành tiền số: Thoát khỏi cái bóng của USD và Mỹ
- 14-09-2019PBOC ra mắt tiền số với mục đích giúp đồng NDT trở thành "kẻ thống trị" trong các giao dịch hàng ngày trên toàn cầu?
Bitriver, trung tâm dữ liệu lớn nhất ở nước Nga, mới khai trương cách đây 1 năm nhưng đã có được sự tin tưởng của khách hàng từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các khách hàng đều là những công ty khai thác tiền số.
Bitriver thuê 1 tòa nhà ở gần nhà máy nhôm Bratsk. Được Liên Xô xây dựng từ những năm 1960, đây là nhà máy luyện nhôm lớn nhất thế giới. 1 nhà máy thủy điện được đặt ngay bên cạnh đó bởi năng lượng chính là chi phí lớn nhất đối với nhà máy luyện nhôm.
Có tới 3 tầng thiết bị ở bên trong nhà máy đào tiền có công suất 100 megawatt. Ở đây lắp rất nhiều quạt công nghiệp để có thể làm mát cho những máy móc đang miệt mài đào tiền số.
Nhà máy có 1 đội ngũ các kỹ sư làm việc 24/7 tại hiện trường để điều khiển và bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị. Họ phải đeo các thiết bị bảo hộ đặc biệt để chống lại tiếng ồn từ các máy đào tiền cũng như hệ thống quạt công nghiệp.
Ngoài nguồn điện dồi dào, yếu tố khiến Bratsk trở thành nơi lý tưởng cho hoạt động đào tiền số là bởi khí hậu nơi đây có mùa đông dài và rất lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ tốt cho các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Tỷ phú Oleg Deripaska đến với ý tưởng xây dựng trung tâm dữ liệu ở Bratsk 5 năm trước. Tập đoàn En+ của ông sở hữu nhà máy điện và nhôm ở Bratsk.
Nhà máy thủy điện Bratskaya nằm trên sông Angara, là một trong những nơi tạo ra nguồn điện rẻ nhất thế giới.
Mặc dù luật Nga không công nhận hoạt động đào tiền số, Bitriver không tham gia trực tiếp vào quá trình đào mà chỉ cung cấp thiết bị và các dịch vụ về kỹ thuật tại trung tâm dữ liệu. Đó là những hoạt động hợp pháp.
Các công ty của tỷ phú Deripaska đã bị cấm vận gần 10 tháng trước khi ông đạt được thỏa thuận với Bộ Tài chính Mỹ về cắt giảm tỷ lệ kiểm soát. Các lệnh trừng phạt mới được dỡ bỏ từ tháng 1 năm ngoái.
Bitriver cho biết hiện đang vận hành hơn 20.000 thiết bị đào tiền số, và vẫn còn chỗ để có thể tăng quy mô lên đến 67.000 thiết bị.
Tất cả các kỹ thuật viên của Bitriver đều được đào tạo và cấp giấy chứng nhận bởi Bitman, công ty đào tiền số của Trung Quốc.
Tham khảo Bloomberg