Theo Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), do giá dầu thô hiện giảm sâu và dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp, mạnh mẽ lên toàn bộ đời sống kinh tế đã khiến hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu của PVN gặp rất nhiều khó khăn.
Trong quý I/2020, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước ước giảm khoảng 30% và dự kiến còn tiếp tục giảm trong thời gian tới khi toàn bộ thị trường du lịch, dịch vụ, vận tải đóng băng. Tồn kho các sản phẩm xăng dầu tại hai nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng.
Sản phẩm xăng dầu tại Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đang có nguy cơ vượt giới hạn tồn trữ. (Ảnh minh họa: KT)
Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, PVN lo ngại tổng lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong 2 tháng đầu năm 2020 là 1,356 triệu tấn.Hiện các thương nhân đầu mối là khách hàng của hai nhà máy này đã có những động thái dừng, giãn, hủy nhận hàng khiến cho việc tồn kho các sản phẩm xăng dầu tại hai nơi này luôn ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng. Tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%, vượt xa mức cho phép.
Nếu so sánh với tổng khối lượng sản xuất 2,16 triệu tấn của 2 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (1,15 triệu tấn) và Dung Quất (1,01 triệu tấn), thì lượng nhập khẩu đã chiếm 39% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa.
PVN cho rằng, lượng nhập khẩu quá lớn thực sự đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước. Vì thế, PVN khẩn thiết kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét ban hành các cơ chế chính sách hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 cũng như thị trường tiêu thụ xăng dầu nội địa đang rất khó khăn.
Đồng thời, tiếp tục có các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ đối với chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường, tăng cường các giải pháp phòng chống gian lận thương mại và bán phá giá xăng dầu./.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, trong thời gian qua NHNN đã điều hành linh hoạt các công cụ CSTT để duy trì ổn định vĩ mô, trong đó tập trung vào kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Về tỷ giá: Thời gian qua, trong công tác điều hành tỷ giá, NHNN đã chuẩn bị các kịch bản khác nhau để ứng phó với các tác động quốc tế cũng như diễn biến trong nước. Trong 3 tháng đầu năm, tỷ giá và thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, tỷ giá VND biến động trong biên độ khoảng 1,3 – 1,5%; có thể nói là ổn định so với sự biến động rất mạnh của tỷ giá các đồng tiền một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thị trường ngoại hối của Việt Nam hoạt động với thanh khoản được đảm bảo, tất cả các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đều được đáp ứng. Ngành ngân hàng cũng như NHNN hoàn toàn có đủ năng lực và công cụ để kiểm soát và giữ ổn định thị trường ngoại tệ, giữ ổn định được tỷ giá để đảm bảo củng cố được niềm tin của thị trường và các nhà đầu tư.
Về điều hành tín dụng và lãi suất: Đến 31/3/2020, tín dụng toàn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng tăng 1,3% so với đầu năm. Đây là tín hiệu tương đối khả quan vì tín dụng hầu như không tăng trong 2 tháng đầu năm, đến tháng 3 đã có bước tăng trưởng như vậy khá là tích cực. Năm 2020, NHNN dự kiến tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế khoảng từ 900 nghìn tỷ cho đến 1,1 triệu tỷ đồng, tức là mức tăng dự báo khoảng từ 11 đến 14%.
"Trong bất cứ tình huống nào, NHNN cũng sẽ điều hành hoạt động ngân hàng để đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, kể cả trong giai đoạn phòng chống dịch cũng như phục hồi sau dịch với mức lãi suất cho vay thấp hơn" – Thống đốc phát biểu.
Để đối phó với các tác động tiêu cực của dịch bệnh, thời gian qua, NHNN cũng đã chỉ đạo, có các giải pháp rất mạnh về lãi suất, ban hành các quy định đầy đủ. Từ cuối năm 2019, và đặc biệt từ tháng 3/2020, NHNN đã chủ động kịp thời điều chỉnh giảm các lãi suất điều hành ở mức giảm khá mạnh từ 0,5 – 1% các mức lãi suất điều hành. Bên cạnh việc tập trung đáp ứng vốn tín dụng cho người vay vốn, NHNN đã chủ động thực hiện một số các biện pháp ngay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là việc ban hành Thông tư số 01.
Thống đốc NHNN: Trong bất cứ tình huống nào cũng cam kết cấp đủ vốn cho nền kinh tế, lãi suất ở mức thấp kể cả sau dịch cafef.vn
Theo SCMP, mới đây, Nhật Bản cho biết sẽ trích 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế lớn kỷ lục để giúp các nhà sản xuất chuyển dây chuyền ra khỏi Trung Quốc, trong bối cảnh dịch Covid-19 phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn.
Khoản ngân sách bổ sung, được thiết kế để nỗ lực bù đắp cho tác động của dịch bệnh, gồm 220 tỷ yen (2 tỷ USD) cho các công ty chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác, theo chi tiết về kế hoạch được đăng tải trực tuyến.
Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản trong trường hợp thông thường, nhưng hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc đã sụt giảm gần một nửa trong 2 tháng do dịch bệnh – khiến các nhà máy đóng cửa. Theo đó, các nhà sản xuất Nhật Bản thiếu hụt nguồn cung linh kiện cần thiết.
Điều đó đã tái khởi động cuộc thảo luận về việc các công ty Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi coi địa điểm này là cơ sở sản xuất. Hồi tháng trước, hội đồng chính phủ về vấn đề đầu tư tương lai đã thảo luận về sự cần thiết của việc sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được chuyển về Nhật Bản. Hơn nữa, hoạt động sản xuất các loại hàng hoá khác sẽ được đa dạng hoá trên khắp Đông Nam Á.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.
Tại cuộc họp trực tuyến Thủ tướng với các địa phương ngày 10/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng lo ngại nợ xấu sẽ tăng do những tác động của Covid-19.
Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, đã bán cho VAMC và nợ đã phân loại sẽ ở mức 1,9-3,2% vào cuối quý II và 2,6-3% vào cuối 2020.
Trường hợp dịch được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ này sẽ tăng lên 4% và 3,7% tương ứng cuối quý II và cuối năm nay. "Thậm chí, nợ xấu có thể cao hơn, ảnh hưởng đến tiến độ cơ cấu, xử lý của các ngân hàng và khả năng phục hồi các nhà băng yếu kém", báo cáo Ngân hàng Nhà nước nêu.
Số liệu thống kê cho biết chỉ số bán lẻ trong tháng 3 đã giảm xuống 1,6% từ mức 7,2% của tháng 1. Trong quý 1, ngành này tăng 5,69%, mức thấp nhất 6 năm. Theo đánh giá của giới phân tích, với việc áp dụng cách ly toàn xã hội trong tháng 4, chỉ số bán lẻ chắc chắn sẽ giảm âm trong một vài tháng của quý 2.
Chúng tôi đã liên hệ với bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các Nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) để tìm hiểu về tình hình thực tế của các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay.
Hiện tại do yêu cầu cách ly toàn xã hội, hầu hết các trung tâm thương mại tạm đóng cửa, chỉ có các siêu thị bán hàng thiết yếu còn hoạt động, xin bà chia sẻ thực trạng của các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay?
Các DN bán lẻ hiện nay hầu hết đều gặp khó khăn, doanh số sụt giảm chung từ 15-20%. Mặc dù các sản phẩm thiết yếu và thực phẩm tươi sống có tăng nhưng các nhóm hàng phi thực phẩm doanh thu giảm mảnh.
Hệ thống các trung tâm thương mại và siêu thị có đồ thực phẩm tươi sống hoạt động tốt nhưng biên lợi nhuận ở thời điểm hiện tại rất thấp. Đa phần là hỗ trợ các hộ kinh doanh.
Trong khi đó, ngành hàng điện máy doanh thu giảm khoảng 30-40%, các nhóm thương mại dịch vụ, hệ thống cửa hàng ăn uống, giải khát giảm 70-80% doanh thu so với cùng kỳ năm 2019.
Áo cho phép doanh nghiệp nhỏ hoạt động trở lại, Đan Mạch sắp tái mở cửa trường mầm non và tiểu học, còn Czech định gỡ lệnh cấm di chuyển.
Đây là ba nước nhanh chóng phản ứng với Covid-19 và gặt hái thành quả. Vào thời điểm Áo ban lệnh phong tỏa hồi giữa tháng 3, số ca nhiễm nCoV tại nước này cứ ba ngày lại tăng gấp đôi. Giờ đây, ca nhiễm mới đang giảm dần từng ngày và thời gian để tổng số bệnh nhân tăng gấp đôi là hai tuần rưỡi.
"Áo đã hành động nhanh, dứt khoát hơn các quốc gia khác và ngăn chặn được điều tồi tệ nhất. Tình hình này cũng giúp chúng tôi có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhanh chóng hơn", Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết, trong bối cảnh nước này cùng Đan Mạch và Czech chuẩn bị nới lỏng những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt mà họ áp dụng gần một tháng qua nhằm ngăn nCoV lây lan.
Theo bình luận viên Katrin Bennhold của NY Times, các chính phủ châu Âu đang khao khát mang lại niềm hy vọng cho công dân của họ, đồng thời tái khởi động nền kinh tế trì trệ vì đại dịch. Trong khi đó, một số chuyên gia cảnh báo các nước có nguy cơ đối mặt làn sóng nhiễm và tử vong vì nCoV thứ hai.
Mối đe dọa từ Covid-19 khiến nhiều nước chần chừ công bố thời gian biểu cụ thể của các chính sách. Ủy ban châu Âu cũng từ bỏ kế hoạch đưa ra lộ trình chấm dứt những biện pháp hạn chế, sau khi một số nước nhấn mạnh động thái như vậy sẽ gửi đi thông điệp nguy hiểm tại thời điểm hàng triệu người đang được yêu cầu ở nhà.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR - Bộ GTVT) đã lên các kịch bản giảm lỗ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo từng giai đoạn. Tính riêng quý I/2020, doanh thu vận tải hành khách của VNR đạt hơn 527 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, ước lỗ khoảng 100 tỷ đồng và nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, dự kiến VNR sẽ giảm doanh thu từ 700 - 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm, kéo theo khoản lỗ tương đương với doanh thu giảm.
Lay lắt doanh thu
Theo Phó Tổng giám đốc VNR, ông Phan Quốc Anh: Tính chung trong quý I/2020, dịch COVID-19 đã khiến ngành Đường sắt phải dừng chạy 152 chuyến tàu.
Cụ thể, VNR đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vận chuyển bằng đường sắt năm 2020 khoảng 1,6 triệu tấn apatit, phân bón, hóa chất; duy trì chạy hàng tuần tàu container lạnh liên vận quốc tế, vận chuyển thanh long chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc) từ tháng 2/2020... Nhưng từ ngày 1/4, VNR chỉ còn duy trì 1 đôi tàu khách Thống Nhất SE3/4 trên tuyến đường sắt Bắc Nam.
Trước đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến hành khách gần như hủy bỏ tất cả các tour đường sắt từ tháng 2/2020 và hạn chế đi lại bằng tàu hỏa, nên VNR chỉ còn duy trì 5 đôi tàu Thống Nhất, tạm dừng hết các mác tàu du lịch SP1, SP2, SP3, SP4 chuyên tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại; SE19/SE20 Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại; SQN1/2 Sài Gòn - Quy Nhơn, SE21/SE22 Sài Gòn - Đà Nẵng...
Từ ngày 1/4, VNR chỉ duy trì 1 đôi tàu khách chạy tuyến Bắc - Nam. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.
Để duy trì vận tải hành khách, lưu thông hàng hóa phục vụ kinh tế xã hội, khai thác tận dụng năng lực thông qua do cắt giảm tàu khách, VNR đã chủ trương tăng cường chạy các toa hàng kết hợp với toa khách trên các tuyến đường sắt, nhất là chạy tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, với thời gian hành trình gần như tàu khách; đồng thời, giảm cước vận tải hàng hóa trong điều kiện giá nhiên liệu giảm và tiết kiệm chi phí.
Bill Gates cho rằng trường học có thể mở lại vào mùa thu còn kinh tế muốn như trước phải nhờ vaccine chứ Chính phủ không thể có đũa thần.
Trả lời phỏng vấn với CNBC hôm thứ năm (9/4), . Trong lúc dịch bệnh đang hoành hành, nhiều bang tại Mỹ như Arizona, California, Georgia, Michigan, Washington đã ra lệnh đóng cửa các trường học.
Hầu hết các trường tư thục đã từng sử dụng công cụ dạy trực tuyến nên có thể đảm bảo tất cả học sinh của họ đều có thiết bị và khả năng kết nối Internet, ông cho biết.
"Những trường khác thì quyết định không dạy trực tuyến vì điều đó là không công bằng với những đứa trẻ không thể truy cập. Vì vậy, đây thực sự là vấn đề nan giải. Có những nhà hảo tâm - như Ray Dalio, Jeff Bezos và nhiều người khác - đang cố gắng lấp đầy khoảng trống đó bằng cách hỗ trợ thiết bị và kết nối", Bill Gates nói.
Rộng hơn, theo vị tỷ phú, Mỹ có thể mở cửa trở lại các hoạt động vào cuối tháng 5/2020. Trước khi có vaccine, các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch phải chọn lọc ra được những hoạt động nào có thể khôi phục. Ông đề xuất có thể quay lại sản xuất và xây dựng, và hy vọng có thể là giáo dục.
Bài viết được tham khảo từ VnExpress. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.
3 nỗi khổ của nông nghiệp thời Covid-19
Nỗi khổ thứ nhất, và lớn nhất của nông nghiệp Việt, cũng là nỗi khổ mà ai cũng nhìn thấy chính là cầu suy giảm. Trước là nhu cầu của các quốc gia đối tác lớn đang suy giảm nghiêm trọng. Sau đó, ảnh hưởng do việc buôn bán trong nước hạn chế tiếp tục làm cầu giảm thêm. Kể cả khi người dùng tăng tích trữ trong ngắn hạn, cầu cũng không thể thay đổi ngay được để đáp ứng sản lượng lớn hàng dư thừa do không thể xuất khẩu.
Thứ hai, bên cạnh việc cầu giảm là gián đoạn của ngành logistics. Mới đây, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương phía Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào nội địa.
Theo chuyên gia này, thủ tục để kiểm dịch rất khó, lao động thiếu. Trung Quốc siết cửa khẩu vì bản thân họ cũng đang phải kiểm soát dịch bệnh. Ở Trung Quốc vẫn còn "ngăn sông, cấm chợ’, khi nhập hàng hóa về, nếu không luân chuyển được, kho bãi cũng chưa hoạt động, thì họ cũng không thể buôn bán. Từ đó, Việt Nam cũng bị kéo theo ảnh hưởng.
Cái khó thứ ba chính là sự thay đổi trong nhu cầu của người dân trong đại dịch. Khi đại dịch xảy ra, con người sẽ thu hẹp nhu cầu lại về những thứ căn bản nhất, và tạm ngừng tất cả những thứ không thiết yếu. Mà mặt hàng nông sản để gọi là không thiết yếu của Việt Nam rất nhiều.
Đồ gỗ là không thiết yếu, cao su không thiết yếu, cà phê, hồ tiêu, hạt điều… tất cả những mặt hàng này đều chiếm tỷ trọng rất lớn trong nông nghiệp Việt Nam. Đây có thể là mặt hàng coi là không thiết yếu với các bạn hàng, nhưng đối với nước xuất khẩu nông sản là Việt Nam, thì đây lại là những ngành có đóng góp rất quan trọng.
Ngay cả các mặt hàng như thủy hải sản, rau củ quả trong thời gian tới, theo chuyên gia này, cũng sẽ gặp khó khăn rất lớn. Vì nếu không xuất được ra các thị trường trọng điểm, mặt hàng tươi sống của Việt Nam sẽ không bảo quản được.
"Chúng ta cần hành động nhanh, hành động ngay, làm càng sớm càng tốt khi dịch đã được ngăn chặn…", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại hội nghị trực tuyến với các địa phương sáng 10/4.
Hội nghị được tổ chức với 30 điểm cầu truyền hình tại Trung ương và 63 điểm cầu tại địa phương, tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chống dịch như không bố trí hơn 20 người trong một phòng, bảo đảm khoảng cách ghế ngồi…
Thủ tướng nhấn mạnh dịch Covid-19 đã đặt ra những vấn đề mang tính sống còn với khu vực sản xuất kinh doanh và phần lớn các loại hình doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu không có biện pháp duy trì hoạt động kinh tế xã hội bình thường và thúc đẩy mạnh mẽ việc phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lớn về kinh tế xã hội, kể cả bất ổn xã hội.
Ông cảnh báo nếu không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy, dễ bị âm trong phát triển.
Do đó, Hội nghị hôm nay được coi là Hội nghị "4 trong 1" hay có thể gọi là "tất cả trong 1" nhằm huy động tổng lực các nguồn lực của đất nước với khí thế quyết tâm, tinh thần yêu nước, quật cường của nhân dân Việt Nam để chiến thắng dịch bệnh; đồng thời nỗ lực vươt khó, vươn lên trong sản xuất và đời sống.
Nhiệm vụ của Việt Nam là bảo đảm thực hiện nghiêm túc biện pháp, trước hết không để lây lan, sớm khống chế được dịch bệnh. Không chỉ có vậy, phải làm sao biến nguy thành cơ, sau dịch làm thế nào cho nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù đắp những tổn thất rất to lớn vừa qua mà còn đạt được những tầm nhìn, những quyết tâm về một Việt Nam độc lập, tự cường và thịnh vượng.
Dẫn lại câu nói của Darwin, cha đẻ của Thuyết tiến hóa, rằng không phải loài mạnh nhất sẽ sống sót, thay vào đó, loài có khả năng thích ứng trước sự thay đổi tốt nhất mới là loài sống sót, Thủ tướng nêu rõ, sự thích ứng, quyết tâm của chúng ta rất quan trọng để vượt qua thách thức, khó khăn hiện nay.
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu Hội nghị cần đưa ra được các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, mạnh mẽ, đúng và trúng để duy trì, phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, đời sống trong thời gian có dịch, đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế bật mạnh sau khi kết thúc dịch, "như một chiếc lò xo bị nén lâu ngày, phải bật ra, đuổi kịp với thời gian".
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó với đại dịch, đồng thời phác thảo kịch bản đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương sáng 10/4, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là những vấn đề lớn nhằm phản ứng chính sách kịp thời trước các tình huống và chủ động xây dựng xây dựng kịch bản phát triển sau đại dịch. Dự thảo Nghị quyết này cũng nhằm chuẩn bị các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ để chủ động tổ chức triển khai thực hiện.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tác động của dịch COVID-19 cộng hưởng với đà suy giảm từ năm 2019 đã ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Với Việt Nam, tác động của dịch là rất nghiêm trọng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ, thấp nhất từ năm 2011 tới nay.
Dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,8% là rất thách thức và khó đạt được. Trường hợp dịch được khống chế trong quý II, tăng trưởng GDP dự báo đạt khoảng 5,32% và trường hợp dịch kéo dài hết đến quý III thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,05%.
Một số chỉ tiêu vĩ mô có nguy cơ bị tác động mạnh như: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) cả năm có thể tăng trên 4% nếu không có các giải pháp điều hành giá quyết liệt; thu ngân sách nhà nước có thể giảm 145.000 tỷ đồng; xuất nhập khẩu, đầu tư của khu vực tư nhân và FDI giảm mạnh do "cầu" của thế giới giảm mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng thận trọng trong quyết định đầu tư và chuyển hướng đầu tư an toàn hơn.
Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ là gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 phải rõ ràng, minh bạch, công khai. Gói hỗ trợ phải đến tận tay người dân, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết như trên khi trả lời báo chí về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện trong thời gian qua.
Chống dịch và chống sự trì trệ trong các cơ quan nhà nước
Thưa Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Việt Nam đã thành công trong giai đoạn 1 của chống dịch COVID-19, nhưng hiện nay chúng ta phải đối mặt với những nguy cơ lớn hơn rất nhiều. Vậy Chính phủ nhận định như thế nào về khó khăn và thách thức của việc chống dịch COVID-19 trong giai đoạn này?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Cuối tháng 1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban. Thủ tướng cũng đã đưa ra các nhận định, dự báo về nguy cơ của dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến nước ta.
Cùng với sự cố gắng của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là sự đồng lòng của người dân, chúng ta đã thành công bước đầu trong kiểm soát dịch bệnh ở giai đoạn 1.
Tuy nhiên, đến nay dịch COVID-19 rất gay go so với giai đoạn đầu, dịch bệnh đã lan ra hầu hết các nước trên thế giới với số ca nhiễm và số người tự vòng thiệt hại vô cùng lớn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận định, công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3 rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định.
Trong giai đoạn này, nếu chúng ta làm không tốt, sẽ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Vì lẽ đó, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt đưa ra các chỉ đạo bởi nếu dịch bùng phát sẽ tạo ra thiệt hại vô cùng lớn về sức khỏe và tính mạng người dân mà không thể bù đắp được.
Từ đó, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu thực hiện "chống dịch như chống giặc", quan điểm là chịu thiệt hại về kinh tế trước mắt để đổi lấy sự an toàn và sức khỏe cho người dân.
Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phải hết sức cảnh giác, không thỏa mãn với kết quả của giai đoạn 1 mà tuyệt đối không được chủ quan, luôn chủ động, sẵn sàng mọi điều kiện ứng phó với các tình huống, kể cả tình huống xấu nhất.
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã dự báo rằng thương mại hàng hóa sẽ giảm trong năm nay mạnh hơn so với cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ. Sau đó, thương mại sẽ hồi phục vào năm 2021 khi đại dịch Covid-19 chấm dứt - điều chỉ xảy ra nếu các quốc gia hợp tác với nhau.
WTO cho biết thương mại toàn cầu sẽ giảm trong năm nay trong khoảng từ 13% đến 32%. Tổ chức này đưa ra một phạm vi dự báo rộng vì rất nhiều về tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng này là không chắc chắn. Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, thương mại chỉ giảm 12,5%.
Việt Nam chưa từng chùn bước trước khó khăn, luôn mạnh mẽ và đứng cao hơn thách thức nhờ vào khí chất dân tộc, sự quyết tâm, đồng thuận, trên dưới một lòng. Điều này đã và cần được phát huy không chỉ trong nỗ lực phòng, chống với COVID-19 và ngay trong thời gian tới, không để nền kinh tế đổ gãy. "Chúng ta cần hành động nhanh, hành động ngay, làm càng sớm càng tốt khi dịch đã được ngăn chặn…"
Thủ tướng nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19.
Hội nghị được tổ chức với 30 điểm cầu truyền hình tại Trung ương và 63 điểm cầu tại địa phương, tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chống dịch như không bố trí hơn 20 người trong một phòng, bảo đảm khoảng cách ghế ngồi…
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng nhắc ngay việc không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong tình hình hiện nay khi sự lây nhiễm trong cộng đồng đang diễn ra ở một số nơi. Cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 16 về cách ly xã hội. "Việc chống dịch là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong giai đoạn hiện nay", Thủ tướng nêu rõ. Đến nay, có 209 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 1,5 triệu người nhiễm, hơn 8 vạn người tử vong. Hiện có gần 5 tỷ người, khoảng nửa dân số thế giới đang phải thực hiện biện pháp cách ly ở nhà, các thành phố lớn trên thế giới đều im ắng, vắng vẻ và hàng triệu người thất nghiệp. "Chưa bao giờ trong những thập kỷ gần đây có đại dịch như vậy", Thủ tướng lưu ý. Tại Hội nghị, Thủ tướng bày tỏ biết ơn tất cả người dân đã đồng hành, chia sẻ và thông cảm với Chính phủ về những bất tiện do giãn cách xã hội tạo ra để ngăn ngừa dịch bệnh.
Người dân sống tại khu ổ chuột ở Ahmedabad (Ấn Độ) nhận lương thực miễn phí. Ảnh: Reuters
Oxfam ước tính với trường hợp xấu nhất là thu nhập giảm 20%, số người sống trong nghèo cùng cực trên toàn cầu sẽ tăng thêm 434 triệu.
Tổ chức từ thiện Oxfam hôm nay công bố báo cáo ước tính tác động của đại dịch lên tình trạng nghèo đói toàn cầu, thông qua việc giảm thu nhập và tiêu dùng. Báo cáo được công bố trước thềm cuộc họp hàng năm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tuần tới.
Các tác giả của báo cáo tính toán dựa trên nhiều kịch bản, và so sánh với các mức nghèo theo định nghĩa của WB. Nghèo cùng cực là những người chỉ sống với 1,9 USD một ngày trở xuống. Mức cao hơn là dưới 5,5 USD một ngày.
Với trường hợp xấu nhất là thu nhập giảm 20%, số người sống trong nghèo cùng cực trên toàn cầu sẽ tăng thêm 434 triệu người, lên 922 triệu. Số người sống dưới 5,5 USD một ngày cũng sẽ tăng 548 triệu lên gần 4 tỷ người.
"Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại sẽ có ảnh hưởng sâu hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. Các ước tính cho thấy dù kịch bản nào xảy ra, tình trạng nghèo đói toàn cầu vẫn có thể lần đầu tiên tăng kể từ năm 1990", báo cáo cho biết. Việc này sẽ đẩy nhiều quốc gia về lại mức nghèo khổ như 3 thập kỷ trước.
Phụ nữ chịu nhiều rủi ro hơn nam giới. Do họ thường làm việc trong lĩnh vực phi chính thức và ít hoặc không có quyền lợi của người lao động.
Một báo cáo tuần trước của WB cũng ước tính nếu đại dịch trầm trọng hơn, 11 triệu người khu vực Đông Á – Thái Bình Dương sẽ bị đẩy vào cảnh nghèo đói.
Bài viết được tham khảo từ VnExpress. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ: Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
Mặc dù nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp chủ động trong việc khắc phục đại dịch. Dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi Dalia, một công ty chuyên về nghiên cứu các giải pháp công nghệ, nhiều người Việt Nam tự tin rằng chính phủ của họ đang xử lý tốt cuộc khủng hoảng sức khỏe này.
Ảnh: Reuters
Có lẽ, các quốc gia khác trong ASEAN và phần còn lại của thế giới có thể học hỏi từ phản ứng nhanh chóng của Việt Nam trong việc xử lý đại dịch Covid-19 - The ASEAN Post nhận xét.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, sau cuộc họp đầu tiên không thành công và một loạt cuộc thảo luận căng thẳng sau đó, các bộ trưởng tài chính châu Âu cuối cùng đã đi đến thỏa thuận về một gói cứu trợ trị giá 500 tỷ euro (khoảng 546 tỷ USD) để hỗ trợ các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Cuộc họp cuối cùng đã kết thúc trong tiếng vỗ tay của các bộ trưởng. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hoan nghênh "một thỏa thuận tuyệt vời" với 500 tỷ euro sẵn có lập tức cùng một quỹ phục hồi dành cho thời gian tới.
Thỏa thuận này đã phá vỡ thế bế tắc của châu Âu trong việc đối mặt với những hậu quả tiêu cực về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, sau nhiều tuần trì hoãn làm lộ rõ sự chia rẽ giữa các quốc gia phía Bắc và phía Nam.
Phản ứng của châu Âu sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chính: khoản vay lên tới 240 tỷ euro từ quỹ cứu trợ khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), một quỹ bảo lãnh 200 tỷ euro cho các doanh nghiệp và gần 100 tỷ euro hỗ trợ cho tình trạng thất nghiệp.
Vấn đề nóng bỏng về "Trái phiếu Corona," với mục đích hỗ trợ nền kinh tế trong dài hạn sau cuộc khủng hoảng, vẫn chưa được giải quyết tại cuộc họp lần này.
Số người chịu cảnh đói kém trên thế giới có thể sẽ tăng gấp đôi sau vài tháng vì đại dịch Covid-19, bởi dịch bệnh sẽ khiến nguồn cung cấp thực phẩm và thu nhập bị ảnh hưởng nặng nề.
Đây là nhận định của một nhóm các công ty thực phẩm lớn, các hiệp hội trong ngành và các học giả. Nhóm này cảnh báo rằng số người chịu đói kinh niên có thể tăng từ khoảng 800 triệu người trong bối cảnh nguồn cung thực phẩm bị gián đoạn. Mối đe doạ sẽ là nghiêm trọng đối với các khu vực nghèo như châu Phi cận Sahara.
Theo một bức thư gửi lãnh đạo thế giới có chữ ký của các công ty Nestle, Unilerver, Danone và PepsiCo, "không còn khoảng thời gian nào quan trọng hơn để giữ dòng chảy thương mại mở rộng và trong tầm kiểm soát."
Dù sản lượng vẫn được coi là dồi dào, nhưng sự gián đoạn trong quá trình vận chuyển và lao động đang ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực ở nhiều nơi trên thế giới, đẩy giá của một số mặt hàng chủ lực như lúa và gạo lên cao. Hơn nữa, tình trạng mất việc do dịch bệnh cũng khiến thu nhập sụt giảm. Điều đó khiến tất cả các chính phủ phải hạn chế xuất khẩu thực phẩm để bảo đảm nguồn cung trong nước.
Mới đây, các nhà kinh tế của JPMorgan đã đưa ra một dự báo tồi tệ về kinh tế Mỹ, có thể GDP trong quý II sẽ sụt giảm 40% và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4 sẽ tăng 20% với 25 triệu việc làm bị mất. Trong một dự báo trước đó, nhóm chuyên gia ước tính GDP quý II sẽ giảm 25%.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế dự đoán sau đó sẽ diễn ra sự phục hồi, trong trường hợp dịch bệnh sẽ kết thúc vào tháng 6. Nhóm này lưu ý rằng hiện tại số đơn trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên tới 16,8 triệu chỉ sau 3 tuần.
Nhóm này ước tính quý III sẽ chứng kiến sự hồi phục với mức tăng trưởng 23% và quý IV tăng 13%. Các nhà kinh tế cho biết dự báo về thị trường việc làm trong tháng 4 sẽ được công bố trong vài tuần tới.
Cụ thể, S&P 500 tăng 1,5%, đóng cửa ở mức 2.789,82 điểm. Trong khi đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 285,80 điểm, tương đương 1,2%, lên 23.719,37 điểm. Nasdaq Composite đóng cửa cao hơn 0,8% tại 8.153,58 điểm. Phố Wall sẽ đóng cửa phiên 10/4 vì sự kiện "Good Friday" (thứ Sáu tuần Thánh).
Trong tuần vừa rồi, S&P 500 tăng 12,1%, ghi nhận mức tăng trong 1 tuần mạnh nhất kể từ năm 1974. Nasdaq cũng có tuần khởi sắc nhất kể từ năm 2009, tăng 10,6%. Chỉ số Dow tăng vọt hơn 12% và đạt một trong những mức tăng hàng tuần lớn nhất trong lịch sử.
Fed mới đây đã công bố một loạt các chương trình, bao gồm các khoản vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ có tổng giá trị lên đến 2,3 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, NHTW cũng đưa thêm chi tiết về kế hoạch mua trái phiếu ở điểm đầu tư và thậm chí là trái phiếu "rác".
Thông báo của Fed đã giúp thị trường tăng điểm, bất chấp thông tin tiêu cực về số lượng đơn trợ cấp thất nghiệp hàng tuần. Tuần trước, Mỹ tiếp tục ghi nhận hơn 6 triệu đơn trợ cấp thất nghiệp, trong khi các nhà kinh tế dự báo con số là hơn 5 triệu. Trong khi đó, ở 2 tuần trước đây, số đơn trợ cấp thất nghiệp đã đạt mức cao kỷ lục là 3,3 triệu và 6,6 triệu.
Trí Thức Trẻ