Nhật Bản sẽ chi hơn 2 tỷ USD để kêu gọi các công ty chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc
Theo SCMP, mới đây, Nhật Bản cho biết sẽ trích 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế lớn kỷ lục để giúp các nhà sản xuất chuyển dây chuyền ra khỏi Trung Quốc, trong bối cảnh dịch Covid-19 phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn.
- 09-04-2020Các chuyên gia Phố Wall: Kinh tế thế giới sẽ mất ít nhất 5,5 nghìn tỷ USD vì đại dịch - tương đương với việc mất đi Nhật Bản
- 08-04-2020Không phát tiền mặt như Mỹ và Nhật Bản, chính phủ Trung Quốc tung một loạt voucher mua sắm để hỗ trợ người dân
- 08-04-2020Một nửa nền kinh tế nằm trong tình trạng phong toả 'nhẹ', Nhật Bản có nguy cơ lún sâu vào 'vũng bùn' suy thoái bất chấp gói kích thích gần 1.000 tỷ USD
Khoản ngân sách bổ sung, được thiết kế để nỗ lực bù đắp cho tác động của dịch bệnh, gồm 220 tỷ yen (2 tỷ USD) cho các công ty chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác, theo chi tiết về kế hoạch được đăng tải trực tuyến.
Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản trong trường hợp thông thường, nhưng hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc đã sụt giảm gần một nửa trong 2 tháng do dịch bệnh – khiến các nhà máy đóng cửa. Theo đó, các nhà sản xuất Nhật Bản thiếu hụt nguồn cung linh kiện cần thiết.
Điều đó đã tái khởi động cuộc thảo luận về việc các công ty Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi coi địa điểm này là cơ sở sản xuất. Hồi tháng trước, hội đồng chính phủ về vấn đề đầu tư tương lai đã thảo luận về sự cần thiết của việc sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được chuyển về Nhật Bản. Hơn nữa, hoạt động sản xuất các loại hàng hoá khác sẽ được đa dạng hoá trên khắp Đông Nam Á.
Shinichi Seki– kinh tế gia tại the Japan Research Institute, nhận định: "Sẽ có một sự thay đổi". Ông nói thêm rằng một số công ty sản xuất hàng hoá tại Trung Quốc để xuất khẩu hiện đã cân nhắc việc rời đi. Seki cho biết: "Việc này diễn ra chắc chắn sẽ tạo thêm động lực khi có ngân sách hỗ trợ." Ngoài ra, các công ty – ví dụ như sản xuất ô tô, sản xuất cho thị trường nội địa Trung Quốc có thể sẽ ở lại.
Nhật Bản xuất khẩu các bộ phận và một phần các sản phẩn đã hoàn thiện sang Trung Quốc nhiều hơn những quốc gia công nghiệp lớn khác, theo dữ liệu được soạn thảo cho cuộc hội thảo. Một nghiên cứu thực hiện bởi Tokyo Shoko Researchhồi tháng 2 cho thấy, 37% trong số hơn 2.600 công ty đã phản hồi nói về việc đa dạng hoá nhập khẩu hàng hoá từ những nơi khác ngoài Trung Quốc, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát.
Động thái trên trùng với thời điểm lễ kỷ niệm mối quan hệ thân thiết giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Theo nguồn tin thân cận, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có một chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản vào đầu tháng này. Tuy nhiên, chuyến thăm đầu tiên trong 1 thập kỷ đó đã bị hoãn lại hồi tháng trước, do lo ngại về sự lây lan của Covid-19 và lịch trình mới cũng chưa được sắp xếp lại.
Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu chính sách này có ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài của Thủ tướng Shinzo Abe và Trung Quốc như thế nào.
Zhao Lijian– phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để nối lại sự phát triển kinh tế. Trong quá trình này, chúng tôi hy vọng các quốc gia khác sẽ có hành động như Trung Quốc, đưa ra những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tối đa tác động của dịch bệnh với chuỗi cung ứng và nền kinh tế thế giới.
Những bước đi đầu tiên trong thời điểm Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc dường như đã giúp cải thiện mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Nhật Bản đã gửi một lô hàng khẩu trang và đồ bảo hộ sang Trung Quốc và nhận được lời khen ngợi từ phía Bắc Kinh. Ở một động thái tích cực khác, Trung Quốc cho biết Avigan – loại thuốc chống virus được Fujifilm sản xuất, là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân Covid-19, dù vẫn chưa được Nhật Bản cho phép sử dụng.
Tham khảo SCMP
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19