Bình Thuận kiến nghị bổ sung hơn 70 dự án điện gió, mặt trời vào Quy hoạch điện VIII
Vừa qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về định hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng của địa phương trong thời gian tới. Tại buổi làm việc này, tỉnh kiến nghị bổ sung các dự án năng lượng của Bình Thuận vào Quy hoạch điện VIII.
- 16-11-2020GS.TSKH Nguyễn Mại: 'Doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện năng lực cạnh tranh trước khi RCEP chính thức có hiệu lực'
- 16-11-2020Thủ tướng: Dù ai thắng cử Tổng thống, Mỹ vẫn là người bạn với Việt Nam
- 16-11-2020Từ năm 2021, rút ngắn thời gian được phép "thỏa thuận miệng" để giao kết hợp đồng lao động
Trên cơ sở định hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng của tỉnh, hiện nay tỉnh Bình Thuận đang xúc tiến các dự án năng lượng tái tạo để bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Việc bổ sung kịp thời các Dự án năng lượng vào Quy hoạch điện VIII sẽ góp phần đưa ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Theo đề xuất của tỉnh Bình Thuận, đến nay đã có 11 dự án điện gió được UBND tỉnh và nhà đầu tư đề xuất, trình Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ xem xét, cụ thể các dự án điện gió tỉnh Bình Thuận đề xuất đưa vào Quy hoạch điện VIII (3 dự án trên bờ và 8 dự án ngoài khơi).
3 dự án trên đất liền:
1, Dự án điện gió Bình Thuận (Hòa Thắng 2.2);
2, Dự án Nhà máy điện gió Hồng Phong 3.1 (46,2MW)
3, Dự án điện gió Hồng Phong 3.2 (46,2MW).
8 dự án ngoài khơi:
1, Dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind (Quy mô công suất dự kiến đầu tư 3.400 MW);
2, Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn (Quy mô công suất dự kiến đầu tư 3.500 MW);
3, Dự án điện gió ngoài khơi Bình Thuận (Quy mô công suất dự kiến đầu tư 5.000 MW);
4, Dự án điện gió ngoài khơi Hàm Thuận Nam (Quy mô công suất dự kiến đầu tư 900 MW);
5, Dự án điện gió ngoài khơi Biển Cổ Thạch (2.000MW);
6, Dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong (Quy mô công suất dự kiến đầu tư 1.000 MW);
7, Dự án điện gió ngoài khơi AMI AC tỉnh Bình Thuận (Quy mô công suất dự kiến đầu tư 1.800 MW);
8, Dự án điện gió ngoài khơi Tuy Phong (Quy mô công suất đề xuất dự kiến đầu tư 4.600 MW).
Đồng thời, đã có 62 dự án điện mặt trời được UBND tỉnh trình Bộ Công Thương thẩm định bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, bổ sung vào đồng bộ Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia, với tổng công suất 3.371MW. Trong số đó, Bộ Công Thương đã tổ chức họp thẩm định bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực, hoàn thành lấy ý kiến các đơn vị liên quan 15 dự án, với tổng công suất 759MW (tương đương 949MWp).
Do vậy, Bình Thuận đề nghị Bộ Công Thương xem xét ưu tiên đưa các Dự án điện mặt trời vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Riêng đối với Dự án điện khí LNG mũi Kê Gà với công suất đề xuất 3.600 MW, với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đề nghị xem xét chủ trương bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.