Blackrock: Đừng đùa với lãi suất âm
Chủ tịch kiêm CEO của Blackrock Inc. – ông Laurence D. Fink – đã gọi chính sách lãi suất âm là điều “đặc biệt đáng lo ngại” và có thể phản tác dụng bởi những rủi ro xã hội và rủi ro chính trị nó đem tới trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang rất mong manh.
- 15-03-2016Lãi suất âm và những dấu hỏi dành cho ECB
- 14-03-2016Lãi suất âm đã đem lại những gì cho kinh tế Nhật?
- 07-03-2016“Chính sách lãi suất âm có thể phản đòn”
Ông Fink cho rằng các nước đang dựa quá nhiều vào các chính sách tiền tệ khác thường trong khi không thể đưa ra những quyết định quan trọng và đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng dài hạn.
Các chính sách này đang làm giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư và gây áp lực khiến những người tiêu dùng chuẩn bị về hưu phải cắt giảm chi tiêu. Điều này có thể gây thiệt hại lớn tới sự tăng trưởng mà các ngân hàng trung ương đang thúc đẩy.
Việc đưa lãi suất xuống dưới mức 0% sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới những người gửi tiết kiệm và tạo ra động lực để mọi người đầu tư vào nơi có lợi suất cao hơn nhưng đồng thời thanh khoản thấp hơn và rủi ro cao hơn. Điều này có khả năng gây ra những hậu quả kinh tế tài chính nghiêm trọng.
Cùng với những yếu tố khác, như sự bất ổn địa chính trị, những hậu quả trên sẽ tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mỏng manh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, ông Fink không cho rằng thảm họa sẽ ập tới với nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh châu Âu và Mỹ vẫn đang tăng trưởng, nhiều khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi. Chỉ có điều, nếu chính sách lãi suất âm thất bại, hậu quả nó đem lại sẽ rất sâu rộng.
Blackrock đã cảnh báo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá mức có thể phản tác dụng. Theo một nhà quản lý tại Pimco Total Return Fund, lãi suất âm đang khiến mọi thứ tồi tệ hơn khi thúc đẩy sự bất ổn và giảm tính thanh khoản của đồng tiền.
Ngày 10/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có những động thái ủng hộ chính sách lãi suất âm nhằm giảm bớt những nguy cơ về tăng trưởng và lạm phát. IMF cho rằng những chính sách bất thường như hiện nay sẽ có những giới hạn của nó. Họ tạm thời kết luận rằng những chính sách này đem tới thêm những sự kích thích tiền tệ và làm dịu các điều kiện tài chính, qua đó hỗ trợ ổn định giá và nhu cầu.
Bên cạnh việc tập trung vào vấn đề lãi suất, ông Fink cũng không quên miêu tả nền kinh tế mỏng manh hiện nay thông qua một loạt các yếu tố như biến động giá năng lượng, tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc, sự rối loạn của các ngành công nghiệp và bất ổn chính trị.
Ông Fink cho rằng những hành động này là kết quả của việc các ngân hàng trung ương thiếu sự nhất quán trong các chính sách tài khoá.
Người đồng hành