Bộ ảnh hiếm chụp hôn lễ của hoàng đế Trung Quốc cuối cùng: Linh đình tột bậc, có một vật trong phòng tân hôn khiến hậu thế ngạc nhiên
Đám cưới hoàng gia giữa Hoàng đế Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung đã được tổ chức suốt 5 ngày.
- 25-03-2022Người Trung Quốc vung tiền để "tậu" giấc ngủ: Chi hàng chục triệu đồng mua thiết bị hiện đại nhưng vẫn không ngủ ngon vì lý do này
- 21-03-2022Giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô cho con đi học golf, khóa đào tạo CEO: Lớp học sang chảnh có giá trên trời nhưng chuyên gia lại lắc đầu ngán ngẩm
- 17-03-2022Thần đồng Trung Quốc từng khiến Bill Gates phải "xuống nước" mời về làm "đệ tử": Tốt nghiệp đại học ở tuổi 12, từ bỏ vị trí Phó Chủ tịch Microsoft để về quê cống hiến
Phổ Nghi (1906 - 1967) là hoàng đế thứ 12 và cuối cùng của nhà Thanh lẫn lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Dù đã thoái vị vào năm 1912 nhưng sau đó, ông vẫn được ở lại hoàng cung và giữ danh xưng Hoàng đế. Năm 1922, Phổ Nghi kết hôn ở tuổi 17. Người được chọn làm vợ cả của ông là Uyển Dung của Quách Bố La thị. Ngày 1/12 âm lịch năm đó, đại lễ thành hôn của Phổ Nghi và Uyển Dung đã được tổ chức tại Tử Cấm Thành theo đúng quy chuẩn hoành tráng bậc nhất dành cho người đứng đầu đất nước. Đây cũng chính là hôn lễ hoàng gia cuối cùng của nhà Thanh. Buổi đại hôn này còn sắc phong một vị trí người thiếp nữa là Thục phi Văn Tú.
Hoàng đế Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung
Hôn lễ là sự kiện trọng đại bậc nhất trong cuộc đời con người. Hôn lễ của Hoàng đế thì càng phải tổ chức xa hoa, hoành tráng, bề thế để thể hiện uy quyền của "thiên tử". Theo sử sách ghi lại, hôn lễ này kéo dài 5 ngày. Đoàn rước dâu trong ngày cưới bao gồm hơn 3.000 người và trên suốt quãng đường đi đón dâu, đâu đâu cũng trải lụa vàng và hắt nước thơm. Những hình ảnh chụp lại đám cưới đặc biệt năm 1922 hiện nay vẫn còn được lưu giữ.
Chiếc kiệu hoa xuất phát từ hoàng cung đến đón dâu
Bá quan văn võ và đoàn hộ tống xếp hàng dài đi rước dâu
Các quan khách đứng chờ bên ngoài
Các nghi lễ được thực hiện trong đại hôn tất nhiên cũng rất nhiều. Trước khi lên kiệu tiến về Tử Cấm Thành, các nữ quan đốt hương để xông khắp trong ngoài cho thơm, xông cả khăn choàng đầu cô dâu. Khi Hoàng hậu xuống kiệu, Hoàng đế giương cung bắn 3 mũi tên ngang trên đầu với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an. Vào thời khắc Uyển Dung đến trước mặt chồng, Hoàng hậu phải bước qua một chậu than đỏ ngụ ý truyền tải mong ước sau này cuộc sống hôn nhân sẽ nồng cháy như lửa.
Hình ảnh phòng tân hôn của Hoàng đế và Hoàng hậu trong Điện Dưỡng Tâm cũng được tiết lộ
Trong phòng được trang trí bằng nhiều chữ Hỉ
Một điều đặc biệt dù hôn lễ được tổ chức theo chuẩn kiểu truyền thống, vô cùng theo phép tắc phong kiến nhưng hậu thế cũng nhận ra nhiều chi tiết "lạ" trong phòng tân hôn của Phổ Nghi - Uyển Dung. Đó chính là những đồ vật mang đậm phong cách phương Tây, ví dụ như chiếc bồn tắm nằm ngay đằng sau lớp rèm hoa hay những con búp bê đồ chơi. Vào thời bấy giờ, văn hóa phương Tây đã có ảnh hưởng rất lớn tại Trung Quốc. Thế nhưng việc chi tiết Tây hóa như thế này xuất hiện ngay trong Tử Cấm Thành cũng khiến nhiều người thấy bất ngờ.
Giữa phòng tân hôn còn đặt chiếc bồn tắm
Những con búp bê ngồi trên ghế
Bộ giường thêu đôi rồng phượng được dựng ở điện Côn Ninh
Một chiếc giường ngủ khác của Hoàng đế và Hoàng hậu
Cô dâu chú rể chụp ảnh với các khách mời người nước ngoài sau hôn lễ
Ảnh Hoàng hậu Uyển Dung chụp ảnh với các khách mời nữ vào ngày thứ 3 của đại hôn
Về sau, cuộc hôn nhân của Phổ Nghi và Uyển Dung đã không diễn ra hạnh phúc. Hoàng đế có nhiều người phụ nữ khác và cả hai đều có số phận thăng trầm, đầy biến động theo thời đại. Họ được lịch sử ghi nhớ là Hoàng đế và Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc.
Cặp đôi không có con cái và cũng không có hôn nhân hạnh phúc
Nguồn: Sohu
Doanh nghiệp và tiếp thị