MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bỏ công việc lương cao, cựu sinh viên Harvard tiết lộ mặt trái của thành công không ai nói với bạn

08-10-2022 - 19:33 PM | Sống

Nhìn bên ngoài với mức lương lên đến 200.000 USD/năm (khoảng 4,7 tỷ đồng) ai cũng nghĩ rằng cựu sinh viên Harvard này đang có một cuộc sống và sự nghiệp trong mơ. Tuy nhiên chỉ sau vài năm làm việc, chàng trai đã phải tạm dừng để điều trị sức khoẻ tinh thần.

Năm 2018, sau khi tốt nghiệp trường Luật Harvard, Julian Sarafian đã có được công việc mơ ước tại một công ty luật hàng đầu ở California. Ở tuổi 24, anh có được công việc với mức lương 200.000 USD/năm (khoảng 4,7 tỷ đồng).

Nhìn từ bên ngoài, có vẻ như Julian hạnh phúc với sự nghiệp thành đạt. Tuy nhiên trong một chia sẻ với CNBC Make it, Julian cho rằng nhược điểm lớn nhất của thành công mà không ai nói đến, đó chính là sự ảnh hưởng của công việc đến sức khỏe tâm thần như chứng rối loạn lo âu và trầm cảm.

Bỏ công việc lương cao, cựu sinh viên Harvard tiết lộ mặt trái của thành công không ai nói với bạn - Ảnh 1.

Julian Sarafian

Thành công thực sự có ý nghĩa gì?

Sau khi người bà thân thiết của Julian qua đời, anh bắt đầu trải qua những cơn hoảng loạn và gặp các vấn đề về đường tiêu hoá. "Tôi đã phải trải qua chu kỳ xét nghiệm, siêu âm, nội soi gây mê. Tại một số thời điểm, tôi không thể ăn uống, tập thể dục hoặc thậm chí là nói chuyện với bạn bè vì quá ốm. Tuy nhiên bác sĩ vẫn khẳng định tôi hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ cần tôi kiểm soát được những căng thẳng của mình".

Khi đại dịch xảy ra vào 2020, sức khỏe tinh thần của Julian thậm chí còn suy yếu hơn. "Tôi thấy mình không thể theo kịp tiến độ công việc. Cuối cùng tôi đã gặp một bác sĩ tâm lý, người đã chẩn đoán tôi mắc chứng lo âu nặng và trầm cảm nhẹ", anh chia sẻ.

Đây là điều anh không mong đợi sau khi làm việc rất chăm chỉ để đạt được những thành công trong sự nghiệp. Cùng lúc đó, việc chẩn đoán đã buộc Julian phải xác định lại thành công thực sự có ý nghĩa gì.

Vào tháng 7/2021, anh đã quyết định nghỉ làm luật sư để tập trung chữa trị. Sự thay đổi này đã khiến cuộc sống của anh thay đổi, kỷ luật hơn với những thói quen lành mạnh.

Cân bằng giữa thành công và sức khỏe tinh thần

Trong phần lớn cuộc đời, Julian đã làm việc không ngừng nghỉ để đạt được những thành tích khiến mọi người phải ngưỡng mộ, từ thủ khoa đầu vào trường cấp 3 cho đến việc có cơ hội được thực tập tại Nhà Trắng hay tốt nghiệp sớm.

Anh nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục đi theo con đường này - theo đuổi uy tín và kiểm soát ý kiến của mọi người về mình - anh sẽ hoàn toàn đánh mất bản thân.

“Không phải với người khác, chăm sóc tinh thần và thể chất của mình mới là việc tôi cần kiểm soát. Tôi đã đọc sách, tập thể dục nhiều hơn và thường xuyên gặp nhà trị liệu”, Julian chia sẻ.

Anh cũng chọn cách chia sẻ câu chuyện của mình. Anh viết blog về hành trình chăm sóc sức khỏe tinh thần trên LinkedIn và mạng xã hội. Trong hai tuần, nó đã lan truyền và tiếp cận gần 2,5 triệu người. Điều đó đã giúp anh bắt đầu một chương mới trong sự nghiệp của mình - trở thành nhà sáng tạo nội dung.

Mới đây, anh đã cùng một người khác sáng lập công ty luật dành cho những người sáng tạo nội dung, nơi Julian giải quyết các giao dịch và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Julian thừa nhận mặc dù công việc này có mức thu nhập thấp hơn nhưng nó đem đến cho anh năng lượng tích cực và thoải mái về giờ giấc.

Theo Julian, tập trung vào sức khỏe tinh thần không có nghĩa là bạn phải hy sinh tham vọng. Thay vào đó, bạn hiểu điều gì quan trọng nhất đối với mình và những gì bạn có thể xử lý. Thành công và sức khỏe tinh thần không loại trừ lẫn nhau, chúng cần được song hành.

Anh cũng chia sẻ một số cách để giúp bạn duy trì trạng thái cân bằng của mình.

Đầu tiên, bạn cần cần hiểu căng thẳng tác động đến cơ thế của bạn như thế nào và những công cụ, dịch vụ nào có sẵn để hỗ trợ. "Tôi đã đọc rất nhiều thông tin về sức khỏe tinh thần, đặc biệt là blog của những nhà tâm lý học hay các cuốn sách của giáo sư thần kinh học của Robert Sapulsky ở Stanford".

Thứ hai, khi cảm thấy căng thẳng hãy để bản thân lùi lại một chút và nghỉ ngơi. "Khi cảm thấy căng thẳng tôi thường xem một video mình yêu thích trong 10 phút để được giải toả".

Thứ ba, thay vì làm tê liệt bản thân với công việc, Julian thường viết nhật ký để chia sẻ những cảm xúc của bản thân mình.

Theo CNBC


Đinh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên