Bố mẹ phạm phải 2 điều cấm kỵ này, con cái đầu tư dạy dỗ thế nào cũng khó có tiền đồ
Các bậc phụ huynh nên biết để tránh, tốt cho con và tốt cho chính mình.
- 07-06-2020Muốn con lớn lên được hàng loạt tập đoàn lớn tuyển dụng, bố mẹ đừng quên dạy con 4 kỹ năng quan trọng này
- 05-06-2020Thấy con có "nhược điểm" này, bố mẹ chớ vội lo lắng bởi đó có thể là biểu hiện của tài năng thiêm bẩm
- 01-06-2020Dạy kỹ năng sống cho con: Bố mẹ bận rộn đến đâu cũng đừng bao giờ lơ là kẻo lớn lên con phải chịu thua thiệt với bạn bè
"Tam Tự Kinh" có câu: Nuôi con mà không biết dạy dỗ là lỗi của người làm cha.
Tội nhỏ không sửa sau sẽ biến thành tội lớn, không tích lũy từ những việc tốt dù nhỏ nhặt thì khó mà có được phẩm chất cao sang.
Người xưa sớm đã nhận ra rằng, giáo dục con cái là trách nhiệm rất quan trọng của bậc cha mẹ. Sự thịnh suy của một gia đình được quyết định bởi sự thành công của con cháu đời sau.
Bởi vậy muốn con cái lớn lên trở thành người như thế nào thì cha mẹ trước tiên cũng phải trở thành những người như vậy.
Mỗi cử chỉ, hành động và lời nói của cha mẹ được khắc ghi trong tâm trí của các con một cách âm thầm, lặng lẽ qua thời gian trong khi ta chẳng để tâm tới. Mà sự hưng thịnh của một gia đình lại được quyết định bởi những chi tiết nhỏ nhặt như thế.
Dưới đây là 2 điều tối kỵ, bố mẹ tuyệt đối không nên phạm phải nếu muốn con cái lớn lên, trưởng thành và trở thành người có ích, có giá trị.
1. Không tôn trọng bề trên
Nếu cha mẹ đối xử hà khắc thiếu tôn trọng với bề trên trong gia đình, con cái sau này chắc chắc không thể thành công.
Có một câu chuyện kể rằng: Một gia đình nọ có ba thế hệ cùng chung sống, người mẹ già vì tuổi đã cao nên đi lại khó khăn, vợ chồng người con trai coi bà là gánh nặng trong gia đình, quyết định đưa bà vào rừng sâu rồi bỏ lại đó.
Một đêm nọ, hai vợ chồng gọi con trai dậy, cùng họ đặt bà lão vào chiếc làn trúc lớn rồi khiêng lên núi.
Lúc họ chuẩn bị bỏ lại bà lão, con trai họ ở bên cạnh liền nói: "Bố mẹ bỏ bà lại xong hai người nhất định không được vứt cái làn trúc đó đi."
Hai vợ chồng thấy lạ bèn hỏi người con: "Tại sao phải đem cái làn trúc đó về?"
Con trai đáp: "Vì sau này khi bố mẹ già đi con cũng sẽ cần dùng nó để khiêng bố mẹ lên núi."
Con cái sẽ học theo những hành động của cha mẹ, cha mẹ hiếu thuận với bề trên, con cái sẽ nhìn thấy và ghi nhớ, sau đó chúng cũng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn hiểu chuyện tương lai cũng sẽ hiếu thuận với cha mẹ.
Ngược lại nếu cha mẹ là người lòng dạ hẹp hòi, không có tâm lòng biết ơn với bề trên với người thân, thì làm sao có thể dạy dỗ con cái trở thành những người hiếu thuận?
Đây là điều người ta vẫn thường nói: Hôm nay bạn không phụng dưỡng cha mẹ, ngày sau con bạn cũng sẽ không phụng dưỡng bạn.
Cha mẹ, ông bà làm thế nào con cái đời sau sẽ học theo như thế, làm việc xấu ắt sẽ gặp báo ứng.
Cứ thế lâu dần, đừng nói đến việc gia tộc có hưng thịnh phát triển hay không mà con cái sau này có khi đến thiện ác thế nào cũng không biết phân biệt, rất dễ vì sự ích kỷ của bản thân mà đi lầm đường, cuối cùng làm hại chính bản thân mình.
2. Không tôn trọng thầy cô giáo
Trừ cha mẹ ra, thầy cô giáo chính là những người dạy dỗ chỉ bảo chúng ta nhiều điều.
Vì thế càng là những người có tiền đồ rộng mở, sự nghiệp thành công, có học thức càng hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo.
Ngược lại, những người không tôn sư trọng đạo, cũng không chịu học hành thì mỗi lần nhắc đến thầy cô đều thiếu tôn trọng, không có lòng biết ơn, những người như thế khó có thể gặt hái được thành công trong cuộc đời.
Ngọc không mài không sáng. Đối với trẻ con, thời gian ở trường đa phần đều là học tập cùng với thầy cô và bạn bè. Cho nên nếu bố mẹ không tôn trọng thầy cô, thì làm sao các con biết cách tôn trọng thầy cô khi chúng đã vô tình bị ảnh hưởng bởi "cách giáo dục ấy"?
Cứ như vậy, quãng đường trưởng thành của các em sẽ thiếu đi một người hướng dẫn, thiếu một người đốc thúc, như vậy con trẻ sẽ rất khó thành tài khó trở thành những trụ cột trong tương lai.
Những thầy cô có kinh nghiệm đều biết rằng: Một người học sinh dù có không nghiêm túc đến đâu, chỉ cần biết tôn trọng thầy cô, hiếu kính với cha mẹ thì muốn thay đổi cách suy nghĩ của chúng cũng không phải quá khó.
Ngược lại, một người học sinh khi không biết tôn trọng bố mẹ và thầy cô thì rất khó để dạy dỗ hướng cho chúng đi vào con đường đúng đắn.
Tội nhỏ không sửa sau sẽ biến thành tội lớn, không tích lũy từ những việc tốt dù nhỏ nhặt thì khó mà có được phẩm chất cao sang. Cha mẹ không tôn trọng thầy cô làm sao nuôi dạy được một đứa con có thái độ khiêm nhường trong học tập và tương lai rộng mở?
Phẩm chất đạo đức tốt không phải là thứ một đứa trẻ vừa sinh ra đã có mà chúng chỉ có thể dần học được qua thời gian, từ những lời nói cử chỉ và hành động nhỏ nhặt của cha mẹ, của người lớn và môi trường xung quanh.
"Bạn là người như thế nào, thì con bạn sẽ là người như thế ấy." Trường học dù có tốt thế nào đi nữa cũng không bằng cha mẹ từ mình dạy dỗ, làm gương cho con.
Chỉ có nỗ lực để bản thân trở nên tốt hơn, nâng cao học thức, phẩm cách mới có thể dạy dỗ con cái trở thành những người xuất sắc hơn trong tương lai.
Trí thức trẻ