Cuộc chiến tranh tài sản không phân thắng bại: 6 con trai đều là tỷ phú vẫn bất chấp tranh quyền thừa kế 9 tỷ USD, mẹ già 99 tuổi cũng đành bất lực
Tiền bạc và địa vị luôn mang một sức mạnh vô hình, nó có thể tàn phá đi tình thân giữa những người mang cùng một dòng máu, biến họ từ người thân trở thành kẻ thù, sẵn sàng bất chấp mọi thứ trên đời.
- 20-02-2023Tướng mạo phản chiếu số phận: Đầu tư ngoại hình theo 5 cách này để luôn tràn đầy phúc khí, vận may tự tìm tới
- 19-02-2023Thu nhập gần 3 tỷ đồng vẫn nợ chồng chất, không mua nổi một ngôi nhà: Kiếm tiền mà không biết tiêu tiền thì mãi cũng không giàu
- 17-02-2023Nhìn khuôn mặt đoán vận mệnh thành - bại: Người sở hữu điểm này có phúc khí, năng lượng dồi dào, cuộc đời càng về sau càng thịnh vượng
Xưa nay trong những gia tộc giàu có luôn có rất nhiều chuyện thị phi và phần lớn đều liên quan đến việc phân chia tài sản. Trong nhiều năm qua, đã có vô số trường hợp tranh chấp tài sản xảy ra trong các nhà hào môn. Những người đóng góp trong những cuộc tranh chấp này thường cho rằng việc phân chia tài sản bằng di chúc là không công bằng, đứng trước khối tài sản khổng lồ, không ai muốn lợi ích mình đạt được ít hơn người khác, ai cũng cho rằng mình là người xứng đáng nhất với phần tài sản đó.
Câu chuyện tranh chấp trong phân chia tài sản của gia tộc thuộc Tập đoàn La Thị dưới đây là một ví dụ điển hình cho thấy, tiền bạc và địa vị luôn mang một sức mạnh vô hình, nó có thể tàn phá đi tình thân giữa những người mang cùng một dòng máu, biến họ từ người thân trở thành kẻ thù, sẵn sàng bất chấp mọi thứ trên đời, ngay cả người mẹ đã 99 tuổi cũng phải ngậm ngùi mà bị kéo vào cuộc chiến giành gia sản của những đứa con.
Doanh nhân tự thân một tay gây dựng cơ ngơi làm vẻ vang gia tộc
La Ưng Thạch sinh năm 1926, là người sáng lập Tập đoàn La Thị. Khi ông còn trẻ, gia đình ông kinh doanh vải vóc chủ yếu ở Thái Lan. Sau đó ông nhận thấy rằng thị trường ở Hong Kong (Trung Quốc) rất có tiềm năng và dễ kiếm tiền nên đã dẫn cả gia đình đến đó để phát triển và tiếp tục kinh doanh vải.
Nếu chỉ kinh doanh vải vóc thì rất khó để đạt tới cấp bậc của một gia tộc giàu có, vậy nên lúc này gia tộc nhà họ La tách ra để phát triển. La Ưng Thạch được phân chia 100 nghìn NDT, ông là người có tố chất kinh doanh nhất trong gia tộc, sau một năm rách ra kinh doanh riêng, ông đã kiếm được 1 triệu tệ.
Năm 1956, ông nhìn thấy được cơ hội nếu tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, ông đã thành lập Công ty bất động sản Yingshi, mở ra chương đầu vẻ vang của gia tộc hào môn nhà họ La.
La Ưng Thạch là người rất có tầm nhìn, ông đã mua rất nhiều đất ở Hong Kông với giá thấp nhờ vào kỹ năng đàm phán của mình, bắt kịp thời kì phát triển đất đai và giúp ông trở nên giàu có. Ông còn mua đi và bán lại các căn nhà để lấy lời, chẳng mấy chốc mà túi tiền của ông đầy ắp. Nhờ hai cơ hội vàng này đã giúp ông trở thành một trong 20 người giàu nhất Hong Kông khi ấy.
La Ưng Thạch không chỉ đạt thành công trong sự nghiệp mà hôn nhân của ông cũng cực kì viên mãn. Người doanh nhân tự thân này vô cùng yêu thương vợ mình, bà Đỗ Lị Quân, bà là người vợ duy nhất trong cuộc đời ông, cả hai có sáu người con trai và ba người con gái. Họ là một gia đình kiểu mẫu, tuy nhiên niềm hạnh phúc trong gia đình chỉ kéo dài cho đến khi trước lúc ông qua đời vào năm 2006.
Sáu người con trai được kỳ vọng nối nghiệp cha
Sinh ra trong một gia đình gốc Hoa nên từ khi còn nhỏ, người con cả La Khổng Thụy đã nhận thức trách nhiệm làm trưởng tử của mình. Anh là người con đầu tiên làm việc cho gia đình, luôn cống hiến hết mình cho công ty. Tuy nhiên, năng lực làm việc của La Khổng Thụy không thật sự xuất sắc, thậm chí khi làm việc cho công ty còn xảy ra tranh chấp ở công trình khiến ông La Ưng Thạch rất thất vọng. Ông cho rằng con trai cả không đủ năng lực để dìu dắt cơ nghiệp của gia tộc. Sau đó, Lạc Khổng Thụy cũng có công ty xây dựng của riêng mình và luôn chuyên tâm làm việc, gây dựng sự nghiệp riêng.
Người con trai thứ hai là La Húc Thụy, anh là người có khiếu kinh doanh nhạy bén, và còn là một nhà đầu tư chứng khoán có tiếng ở Hong Kong. Anh từng là người được cha mình đặt kỳ vọng trở thành người thừa kế của tập đoàn. La Húc Thụy đã đáp ứng được sự mong mỏi của cha mình, nhờ anh mà tập đoàn đã nhanh chóng phát triển thành ba công ty, bao gồm Khách sạn Regal và Công ty Đầu tư Paliburg.
Đáng tiếc, cả hai cha con đều là những nhà kinh doanh tài giỏi, giữa họ có những tư duy riêng trong kinh doanh và thường dẫn đến mâu thuẫn. Tiếp đó, công ty họ liên tiếp gặp khó khăn khi chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1984. Tập đoàn La Thị lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, La Húc Thụy và cha xảy ra mâu thuẫn và anh quyết định rời khỏi gia đình. Ngay sau khi bước ra ngoài, anh lập tức muốn “lật đổ” cha mình cùng Tập đoàn La Thị. Do đó, La Húc Thụy chính thức bị gạch tên khỏi gia phả và truất đi quyền thừa kế.
Người con trai thứ ba là La Gia Thụy, vốn là một bác sĩ, nhưng vì hai người anh lần lượt bị từ chối quyền thừa kế, anh chỉ còn cách từ bỏ y học và đi vào con đường kinh doanh để trở thành người đứng đầu, dẫn dắt Tập đoàn tiếp tục tồn tại cho đến ngày hôm nay. La Gia Thụy cũng rất có đầu óc kinh doanh, dưới sự lãnh đạo của anh ấy, Tập đoàn La Thị đã phát triển không ngừng, sức mạnh của công ty chưa bao giờ bị giảm đi và anh đã trở thành trụ cột mới của Tập đoàn.
Người con thứ thứ tư La Khương Thụy, nổi tiếng với cuộc hôn nhân hạnh phúc với vợ là Chu Linh Linh. Cô là người phụ nữ nổi tiếng khắp Hong Kông với giai thoại từng được gả cho hai nhà hào môn nổi tiếng nhất xứ Cảng Thơm, nhà họ Hoắc và nhà họ La. La Khương Thụy là một người rất lãnh đạm, không thích tham gia tranh chấp gia tộc, là con trai duy nhất không kinh doanh cho gia đình mà tự mình thành lập Công ty Shui On Land với tài sản lên tới hàng chục tỷ NDT.
La Ưng Thụy, con trai thứ năm nhà họ La cũng là người học y, lại được cha mẹ yêu quý nhờ có những phẩm chất đáng quý và mẹ anh cũng chọn sống với người con trai này để an hưởng tuổi già.
Con trai út La Khải Thụy được lựa chọn để hỗ trợ người con trai thứ ba, anh cũng là một nhân vật luôn khẳng định được vị trí của mình trong sự nghiệp của gia tộc.
Sáu người con trai đều là những người thuộc giới thượng lưu, mỗi người sở hữu tài sản riêng hàng chục tỷ NDT, thế nhưng họ lại quyết tranh giành khối tài sản 60 tỷ NDT (khoảng 8,7 tỷ USD) cha mình để lại.
“Cuộc chiến gia tộc” nổ ra
Sau khi La Ưng Thạch qua đời, ông đã giao quyền quản lý gia sản của mình cho người vợ Đỗ Lệ Quân. Khi còn trẻ bà cũng từng là giám đốc của Tập đoàn La Thị, nhưng sau đó bà chọn lui về chăm sóc gia đình và dạy dỗ các con. Dù bà có thể quản lý cả một công ty, nhưng khi đối diện với sáu người con đang muốn tranh giành phần tài sản, bà chỉ có cách bất lực.
Người con trai La Húc Thụy
Việc phân chia tài sản thừa kế thường được thực hiện sau khi người viết di chúc qua đời được nhiều năm. Vì vậy, nhiều năm sau khi ông La Ưng Thạch qua đời, trên thực tế, bà Đỗ Lệ Quân trở thành người mang toàn quyền quyết định quyền thừa kế. Lúc này người con trai bị trất quyền thừa kế năm xưa, La Húc Thụy quay trở về tranh giành gia sản. Người con thứ sáu Khải Thụy không đồng ý để tiền vào tay anh trai liền phản đối rất gay gắt, lập tức đưa mẹ rời khỏi nhà của anh trai La Ưng Thụy và yêu cầu bà đệ đơn lên tòa án để phân chia tài sản.
Đứng giữa sáu người con trai, bà Đỗ Lị Quân chỉ có thể nộp đơn lên tòa yêu cầu chia lại tài sản thừa kế 60 tỷ. Tin tức bà mẹ 99 tuổi cùng sáu người con trai nhà hào môn ra tòa tranh chấp tài sản gây chấn động xứ Hong Kong lúc bấy giờ.
5 người con lần lượt từ trái sang phải La Tuệ Kỳ, La Hồng Tuyền, La Khải Thụy, La Húc Thụy, La Khổng Thụy
Vụ tranh giành tài sản đầy ồn ào của gia tộc họ La cuối cùng cũng đi đến hồi kết. Câu chuyện về gia tộc này giống như một phiên bản thực tế của bộ phim “gia đấu”, người ngoài nhìn vào có thể không hiểu được tại sao họ lại sẵn sàng tranh chấp trong ồn ào như thế dù mỗi người đều đã rất giàu có, đó chính là vì tham vọng quyền lực và địa vị: quyền lực càng cao khi càng có nhiều tiền.
Nhịp sống thị trường