Bộ Tài chính vừa ứng trả nợ, trách nhiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông thuộc về đâu?
Vừa qua, đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại của các Hiệp định vay, Bộ Tài chính đã ứng từ quỹ tích lũy để trả…
- 22-10-2021Công bố chỉ số hoạt động cảng container 2021: 2 cảng lớn của Mỹ đứng cuối bảng, Việt Nam có 3 cảng thuộc top 50
- 22-10-2021Vượt Trung Quốc, Thái Lan, quốc gia này trở thành thị trường xuất khẩu xe lớn nhất sang Việt Nam, với giá trung bình chỉ 279 triệu đồng/xe
- 21-10-2021Bộ Tài chính ứng quỹ trả nợ vay cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung danh mục “Trả nợ gốc các Hiệp định vay của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông” trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải để trả nợ gốc khoản vay lại của Dự án.
Báo cáo Quốc hội về dự án quan trọng quốc gia, đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Chính phủ đánh giá: việc chậm tiến độ hoàn thành Dự án để bàn giao cho UBND TP.Hà Nội đưa vào khai thác sử dụng, các mục tiêu liên quan đến giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng của người dân chưa được giải quyết và gây ra những dư luận không tốt về Dự án.
Về tiến độ, dự án đã hoàn thành công tác nghiệm thu, đang hoàn thiện công tác kiểm tra của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Tổng thầu đang huy động nhân sự của nhà sản xuất sang Việt Nam để thực hiện công tác bàn giao, bảo hành dự án và đang thực hiện công tác bàn giao cho UBND TP.Hà Nội để đưa vào vận hành khai thác.
Liên quan đến vấn đề tài chính, báo cáo giải thích, do Dự án chậm hoàn thành bàn giao nên UBND TP.Hà Nội chưa tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay lại theo cơ chế tài chính đã được phê duyệt. Vừa qua, đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại của các Hiệp định vay, Bộ Tài chính đã ứng từ quỹ tích lũy để trả nợ theo cam kết của Chính phủ tại các Hiệp định vay đã ký.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thành thủ tục để bàn giao Dự án cho UBND TP.Hà Nội làm cơ sở chuyển giao khoản nợ để Thành phố thực hiện trả nợ theo cơ chế tài chính của Dự án.
Đồng thời, theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ , Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung danh mục “Trả nợ gốc các Hiệp định vay của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông” trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải để trả nợ gốc khoản vay lại của Dự án.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Dự án, thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã trao đổi, làm việc với lãnh đạo Chính phủ Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cũng đã làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, với Tham tán thương mại đại sứ quán Trung Quốc. Đồng thời, định kỳ hàng tuần làm việc với Tổng thầu nhằm thúc đẩy tiến độ Dự án.
Đối với các tồn tại còn lại, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan tập trung giải quyết dứt điểm.
Đề cập vấn đề trách nhiệm, báo cáo cho biết, vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải cho thấy: dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía Tổng thầu thì Chủ đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), Ban Quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành Dự án; Tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư; Chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND TP.Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng; Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng.
Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay Ban Quản lý dự án đường sắt đang rà soát các điều khoản trong Hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của Tổng thầu và các bên liên quan để giải quyết các vướng mắc phát sinh theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký.
Được phê duyệt năm 2008 với thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 11 năm 2013, Dự án phải điều chỉnh tiến độ nhiều lần. Tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh tăng từ 8.769,9 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD thành 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), tăng 9.231,6 tỷ đồng (tương đương 315,18 triệu USD).
BizLive