Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị nCoV
Ngày 08/02/2020, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến hướng dẫn điều trị và phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra.
- 09-02-2020NÓNG: Không có chuyện "virus corona lây truyền qua bụi khí"!
- 09-02-2020Cận cảnh các trường Hà Nội vệ sinh khử khuẩn phòng dịch virus corona
- 08-02-2020Người lao động có được trả lương nếu phải nghỉ làm do dịch virus Corona?
- 08-02-2020Hà Nội phát hiện thêm 1 trường hợp nghi nhiễm virus Corona ở Hoàng Mai
Theo hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus 2019 - nCoV được Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020.
Virus corona là một họ virus không chỉ có khả năng lây truyền từ động vật sang người còn có khả năng lây trực tiếp từ người sang người qua giọt bắn đường hô hấp khi tiếp xúc gần. Người nhiễm 2019 - nCoV có biểu hiện lâm sàng đa dạng:
- Hầu hết người bệnh chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 01 tuần;
- Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến tới suy hô hấp cấp như thở nhanh, khó thở, tím tái…, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong.
Trong đó, các trường hợp tử vong thường chỉ xảy ra ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
Triệu chứng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh từ khi phơi nhiễm cho đến khi có triệu chứng đầu tiên là từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Các biện pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh…
Trong phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus corona việc thông khí tại buồng bệnh cách ly rất quan trọng.
Việc rửa tay thường xuyên, mang khẩu trang, làm thông thoáng nơi ở, tránh tụ tập đông người và dinh dưỡng đầy đủ được khuyến cáo trong phòng chống virus corona. 03 đường lây cơ bản của virus corona là đường tiếp xúc (tiếp xúc với bệnh nhân, với bề mặt có dịch tiết nhiễm virus), qua các giọt bắn và ít hơn là lây qua không khí.
Cách phòng bệnh chủ yếu là ngăn ngừa nguồn lây thông qua việc vệ sinh bề mặt, thường xuyên rửa tay, ngăn giọt bắn bằng khẩu trang. Các loại khẩu trang vải được giặt sạch, khẩu trang y tế đều có tác dụng ngăn ngừa giọt bắn.