Bong bóng du lịch: Tia sáng cho ngành du lịch Việt Nam cuối 2021
Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu chịu tác động nặng nề từ Covid-19, khái niệm bong bóng du lịch xuất hiện như một giải pháp tiềm năng.
Tại Việt Nam, bong bóng du lịch cũng đang mang tới những tia hy vọng để vực dậy ngành công nghiệp không khói này.
Bong bóng du lịch – Vận hội cho ngành công nghiệp không khói
Bong bóng du lịch (tiếng Anh: "travel bubble") được định nghĩa là ‘hành lang du lịch an toàn’ thời Covid-19, là một thỏa thuận riêng giữa các quốc gia hoặc địa phương cho phép du khách tham quan, đi lại tự do, không phải cách ly khi nhập cảnh.
Mô hình bong bóng du lịch xuất hiện lần đầu tiên trong khuôn khổ thảo luận về khôi phục ngành du lịch giữa Australia và New Zealand vào tháng 4/2020. Sau đó, ba nước vùng Baltic gồm Latvia, Lithuania và Estonia cũng mở cửa du lịch theo mô hình khép kín tương tự.
Chiến dịch Welcome back giữa Australia và New Zealand từng gây được tiếng vang - Ảnh: Thai PBS World
Đầu tháng 7/2021 đánh dấu sự kiện quan trọng, khi Thái Lan chính thức áp dụng hình thức bong bóng du lịch tại đảo Phuket. Động thái này cho phép du khách nước ngoài tới nghỉ dưỡng, tái khởi động các hoạt động, dịch vụ du lịch, song song với việc đảm bảo ngăn dịch bệnh bùng phát trở lại.
Sự chủ động của Thái Lan cùng với kết quả thực hiện chương trình bong bóng du lịch của quốc gia này đã thúc đẩy các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam học tập và áp dụng, qua đó nhanh chóng tái khởi động các điểm du lịch nổi tiếng.
Những thách thức của mô hình bong bóng du lịch
Nhưng rào cản lớn đang khiến chương trình bóng bóng du lịch ở các nước châu Á chưa thể đẩy nhanh hơn là khả năng tiếp cận nguồn cung vacxin, khu vực thực hiện phải đạt miễn dịch cộng đồng. Ở Thái Lan, mặc dù thực hiện Phuket Sandbox nhưng tỷ lệ tiêm vacxin của hòn đảo này vẫn chưa đạt 100%.
Mô hình Phuket Sandbox đạt tín hiệu tích cực sau 3 tháng triển khai - Ảnh: Saigon Times
Ngoài ra, cần có sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu đón tiếp khi du khách tới sân bay, trong suốt thời gian khách lưu trú, và cuối cùng là khách lên máy bay rời khỏi địa phương. Tất cả phải đảm bảo một chu trình khép kín, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định 5K. Bong bóng du lịch cho phép mở cửa đón khách nhưng không đồng nghĩa với việc mở rộng cửa hoàn toàn, du khách được tự do trong một "khuôn khổ" nhất định.
Bóng bóng du lịch sẽ cho phép các cơ sở lưu trú, dịch vụ vận tải, một số chương trình tham quan du lịch, nhà hàng được hoạt động trở lại. Song những cơ sở lưu trú tham gia vào chương trình cũng bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu và quy trình phòng chống dịch, cũng như đảm bảo cơ sở vật chất sao cho vừa thực hiện tốt dịch vụ cho khách, đồng thời nhanh chóng, kịp thời ứng phó khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Bên cạnh đó, khả năng đồng bộ hóa các hoạt động giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng của từng địa phương hay cơ sở du lịch cũng là một thách thức cho mô hình bong bóng du lịch.
Linh hoạt triển khai mô hình bong bóng du lịch cho mùa lễ hội cuối năm
Vào đầu tháng 10/2021, Cục Hàng không đã đề xuất mở bay lại giữa các địa phương, chia làm 4 giai đoạn, với giai đoạn cuối cùng là kịch bản khai thác trở lại ở trạng thái bình thường mới.
Giữa tình hình khó khăn chung, ngành du lịch Việt Nam cũng đã lên những phương án để có thể sớm đưa du lịch trở lại. Mô hình bong bóng du lịch dự kiến sẽ được áp dụng linh hoạt dựa trên tình hình thực tế của các địa phương cho cả khách nội địa và quốc tế.
Phú Quốc là điểm đến tiềm năng cho xu hướng bong bóng du lịch. Hòn đảo này có vị trị tách biệt với đất liền, có nhiều nét tương đồng với Phuket ở Thái Lan, với nhiều cơ sở lưu trú đạt chuẩn 5 sao với đầy đủ cơ sở vật chất, đáp ứng tiêu chuẩn 5K an toàn cho du khách.
Đảo Cát Bà hứa hẹn sôi động trở lại dịp cuối năm - Ảnh: Flamingo
Với thị trường khách nội địa, các địa phương cũng có những phương án cụ thể phù hợp với thực tế của công tác phòng chống dịch tại điểm. Một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc đã mở cửa dần các dịch vụ, và thực hiện trong phạm vi nội tỉnh trước khi đồng ý cho du khách từ địa phương khác trong nước tới du lịch.
Một số cơ sở lưu trú tại khu vực miền Bắc cũng đã bắt đầu hoạt động trở lại theo mô hình bóng bóng du lịch. Ví dụ rõ nét nhất có thể nhắc tới là một số gói nghỉ dưỡng tại hai trong những resort đẳng cấp hàng đầu như Flamingo Đại Lải Resort (Vĩnh Phúc) hay Flamingo Cát Bà (Hải Phòng).
Những khu nghỉ dưỡng có vị trí biệt lập như Flamingo Cát Bà có ưu thế trong việc triển khai mô hình Bong bóng du lịch - Ảnh: Flamingo
Ưu điểm của các khu nghỉ dưỡng này là vị trí biệt lập, diện tích rộng rãi, thoáng mát, khí hậu mát mẻ với nhiều cây xanh. Cơ sở vật chất khép kín của khu nghỉ dưỡng đảm bảo đầy đủ mọi nhu cầu của du khách từ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, spa chăm sóc sức khỏe trong suốt kỳ nghỉ. Nhờ vậy, du khách sẽ được hưởng trọn vẹn trải nghiệm tại resort với một quy trình khép kín, chuẩn 5K an toàn.
Lan Hạ Sky Bar – Một trong những điểm ngắm vịnh Lan Hạ đẹp nhất Cát Bà - Ảnh: Flamingo
Bên cạnh đó, việc phủ 100% vắc xin cho toàn bộ cán bộ nhân viên tại khu nghỉ dưỡng giúp những resort 5 sao như Flamingo Đại Lải Resort và Flamingo Cát Bà có thể tái khởi động kế hoạch đón khách.
Một số khu nghỉ dưỡng khác tại Hòa Bình, Sapa cũng đang bắt đầu triển khai những kỳ nghỉ khép kín như vậy để đáp ứng nhu cầu du lịch trong giai đoạn bình thường mới.
Bong bóng du lịch được xem là tia sáng hy vọng cho ngành du lịch của Việt Nam nói riêng và các nước nói chung vào cuối năm 2021. Sau thời gian dài phải gánh chịu những tác động nặng nề từ Covid-19, chúng ta có thể hy vọng về một viễn cảnh tưoi sáng hơn.
Hy vọng với những nỗ lực của chính quyền và người dân, các hoạt động du lịch sẽ sớm sôi động trở lại. Chúng ta cũng có cơ sở để tin rằng những bong bóng du lịch này sẽ không trở thành trái bóng vỡ, mà sẽ là những trái bóng có màu sắc rực rỡ, tươi sáng.
Flamingo Cát Bà
Bãi tắm Cát Cò 1, 2 thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Hotline: 098 600 9393 | 086 810 9393
Email: sales@flamingogroup.vn
Website: flamingoresorts.vn