“Bong bóng tiền tệ” Trung Quốc bắt đầu lăn sang lĩnh vực hàng hóa
Từ đầu tháng đến nay, giá giao dịch kỳ hạn của các mặt hàng than nhiệt và than cốc đã tăng cao kỷ lục tính từ khi chúng bắt đầu giao dịch trên sàn vào năm 2013, trong khi kẽm cũng vọt lên mức giá cao nhất kể từ 2011.
- 11-05-2016Bong bóng hàng hóa Trung Quốc vừa kịp xì hơi trước khi nổ tung
- 28-03-2016Giới phân tích lo sợ bong bóng tín dụng của Trung Quốc sắp nổ
- 02-03-2016Giá nhà tăng gấp rưỡi, bong bóng bất động sản đang phình to ở Trung Quốc
Cơ chế quản lý dòng tiền của Trung Quốc khá chặt chẽ và thị trường vốn được đánh giá là tương đối kém phát triển, vì thế nền kinh tế nước này đang hoạt động không khác gì một trái bóng đang bị ép chặt, và khi nó bị ép chặt ở chỗ này, tất yếu sẽ phình ra chỗ khác.
Chỗ phình ra của trái bóng lúc này đang tập trung vào thị trường hàng hóa, làm cho nó trở lên nóng hơn bao giờ hết. Từ đầu tháng đến nay, giá giao dịch kỳ hạn của các mặt hàng than nhiệt và than cốc đã tăng cao kỷ lục tính từ khi chúng bắt đầu giao dịch trên sàn vào năm 2013, trong khi kẽm cũng vọt lên mức giá cao nhất kể từ 2011. Thép thanh vằn, niken, thiếc, quặng sắt và cao su kỳ hạn cũng tăng cao so với nhiều năm trước.
Thật là thú vị khi giờ đây, người ta bắt đầu chứng kiến cảnh những người mua cũng bắt đầu chen lấn nhau để có được những mặt hàng ít tiếng tăm hơn trên sàn kỳ hạn như thủy tinh và tỏi.
Dữ liệu được Bộ Thương mại công bố cho thấy giá tỏi hiện nay đã tăng lên mức kỷ lục, với 14 nhân dân tệ mỗi kg, tăng hơn 80% so với năm trước.
Thủy tinh kỳ hạn tại Trịnh Châu cũng lên mức cao nhất trong hơn hai năm vào ngày 11 Tháng 11 trong bối cảnh giao dịch lớn.
Vấn đề cơ bản của suy giảm nguồn cung và gia tăng về nhu cầu là một phần nguyên nhân, nhưng những người theo dõi thị trường nghĩ rằng nguyên nhân chủ yếu của khối lượng giao dịch gia tăng vừa qua đến từ nhu cầu đầu cơ, mà xuất phát chính từ những cải cách chính sách hay sự thắt chặt trong thị trường bất động sản.
"Có thể sẽ có một lượng tiền rất lớn sắp ra khỏi thị trường nhà ở, đặc biệt là từ các thành phố cấp một và cấp hai, nơi các biện pháp thắt chặt đã được áp dụng để kiềm chế bong bóng tài sản”, Aidan Yao, chuyên gia kinh tế cao cấp các thị trường mới nổi tại châu Á của AXA cho hay.
Cho dù tăng trưởng kinh tế chậm chạp đang diễn ra rộng hơn, giá bất động sản của các thành phố hàng đầu của Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh trong vài năm qua. Giá nhà ở Thâm Quyến đã tăng vọt tới 60% chỉ trong vòng một năm qua.
Trong một nỗ lực để làm dịu thị trường, Bắc Kinh tung ra các biện pháp mới vào tháng Mười tới hơn 20 thành phố - chủ yếu là các thành phố cấp một - nơi giá bất động sản đã tăng quá nhanh và không phản ánh đúng giá trị.
“Tỏi có thể là một trong những thị trường mục tiêu cho các nhà đầu cơ vì chưa có một sự thay đổi cung-cầu đủ mạnh mẽ để đảm bảo có một đợt tăng giá lớn", Yao AXA cho biết.
Trái bóng tài sản của Trung Quốc cũng quay trở lại với thị trường trái phiếu, chưa đầy một năm sau khi những người mua nhà đã điên cuồng đưa bong bóng trái phiếu đến sự sụp đổ.
"Mặc dù không nới lỏng tiền tệ đáng kể, lợi suất trái phiếu gần đây đã giảm, đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy rất nhiều tiền đã đổ vào thị trường thu nhập cố định (Fixed Income)", Yao AXA bình luận thêm.
Ông cho rằng sự phát triển gần đây là một "hình ảnh phản chiếu" của thị trường chứng khoán sụp đổ vào mùa hè năm ngoái. "Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, thị trường nhà ở đã trở thành nam châm thu hút vốn và bây giờ hàng hóa trở thành điểm đến tiếp theo", ông nói.
Giá hàng hóa tăng lên chóng mặt đã khiến cho không ít các chuyên gia phải đặt sự lưu tâm nhiều hơn tới thị trường, mặc dù không ít người vẫn tin vào năng lực thanh khoản và sự năng động thực sự của thị trường.
"Đây là những dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nên lưu ý vì điều này chỉ ra rằng áp lực lạm phát tại một số điểm trong hệ thống tài chính hoặc trên thị trường nhà đất sẽ lan sang nền kinh tế thực".
Chỉ số CPI liên tục tăng sẽ là một "chiếc áo bó" đối với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong năm tới, họ sẽ phải tìm câu trả lời cho câu hỏi hóc búa trong việc định hướng chính sách của mình năm sau.
"Mặc dù đó là kịch bản rủi ro đã được xác định, nhưng nếu điều đó xảy ra, nó sẽ trở thành một câu hỏi rất khó khăn cho PBOC xem họ nên nới lỏng hay nên thắt chặt chính sách tiền tệ ", một chuyên gia cho biết.
Nhưng bên cạnh đó, đối với các nhà kinh tế cao cấp tại AXA, họ cho rằng tình trạng hiện tại chưa thực sự "đáng báo động" do "vấn đề dư cung" chung trong tất cả các lĩnh vực có lo ngại lạm phát cao.
"Hàng hóa tăng giá quá nhanh, đến mức bị hoạt động đầu cơ thúc đẩy, chắc chắn sẽ mang đến những rủi ro tài chính. Nhưng đối với lạm phát, trừ khi nó được thúc đẩy bởi một sự mất cân đối thực sự về cấu trúc cung cầu, khi đó mới đặt ra nguy cơ đáng báo động". "Các yếu tố hỗ trợ cho giá tiếp tục tăng lên vẫn còn rất yếu vào lúc này."
Người Đồng hành