Bỗng nhiên một ngày bị sa thải, đây là 5 điều bạn nhất định phải biết, điều cuối cùng rất quan trọng nhưng nhiều người không làm được
Mỗi người chúng ta nên tự xây dựng một kế hoạch phòng bị, chuẩn bị trước một số phương án hành động trong các tình huống xấu nhất, chẳng hạn như bất ngờ bị sa thải.
- 08-12-2021Cẩn trọng ngay với 5 nhóm thực phẩm dễ làm tăng đường huyết: Hạn chế ngay từ sớm kẻo mỡ máu đe dọa
- 27-11-20215 dấu hiệu khác thường trong miệng cảnh báo nguy cơ đường huyết rất cao nhưng nhiều người chẳng hề hay biết
- 25-11-2021Hơn 20 triệu người trẻ Trung Quốc đi làm NÔNG DÂN: Từ bỏ cả công ty Top Fortune 500 và sự nghiệp dư dả tiền bạc, nhưng liệu ĐỜI CÓ NHƯ MƠ?
Đầu tháng 12 vừa qua, cả thế giới gần như chấn động trước tin tức CEO của một công ty nổi tiếng đột nhiên ra quyết định sa thải 900 nhân viên qua cuộc gọi Zoom. Hành động vô lương tâm và thiếu chuyên nghiệp này lập tức nhận sự chỉ trích lớn từ cộng đồng mạng và làm cho rất nhiều người bức xúc.
Những nhân viên kỳ cựu tại công ty đó cũng không thể nào ngờ có ngày đẹp trời mở mắt ra liền bị công ty sa thải một cách phũ phàng đến như vậy. Thực tế trong cuộc sống hay trong công việc, có thể nói không ai có thể đoán trước được việc gì. Ngay cả những người nổi tiếng và tài giỏi như Steve Jobs, Anna Wintour hay Oprah Winfrey cũng từng vài lần bị sa thải trong đời.
Bị công ty sa thải có thể khiến bạn có cảm xúc khá lẫn lộn: sốc, kinh hoàng, giận dữ, đau khổ, xấu hổ, hoài nghi về bản thân... Nhưng trước khi để bản thân bị nhấn chìm trong "cơn bão cảm xúc tiêu cực" này, bạn cần phải hiểu rằng bị sa thải không phải chuyện gì quá ghê gớm hay đáng xấu hổ, thậm chí còn chẳng phải lỗi do bạn.
Bỗng nhiên bị sa thải, bạn nên biết những gì?
Có rất nhiều lý do khiến công ty quyết định cho nhân viên thôi việc và phần lớn trong đó có thể chẳng phải là lỗi của bạn. Chẳng hạn như chính sách cắt giảm nhân sự, thay đổi cơ cấu, có thể là do tính cách của bạn quá thẳng thắn bộc trực hoặc bạn biểu hiện quá xuất sắc khiến sếp bẽ mặt... Nhưng nếu lý do công ty đưa ra là do bạn vi phạm quy định của công ty, hãy xem đây là bài học kinh nghiệm đắt giá!
1. Đặt câu hỏi đúng
Câu hỏi đầu tiên bạn cần đưa ra chính là: "Vì sao tôi bị sa thải?".
Mặc dù bạn có thể cảm thấy khó chịu khi những khuyết điểm của mình bày ra trước mặt, nhưng cuối cùng, tìm hiểu về những thiếu sót của bản thân sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Bằng cách đó, bạn sẽ ít có khả năng lặp lại những sai lầm tương tự và có nguy cơ bị sa thải lần nữa trong công việc kế tiếp.
Nếu lý do không xuất phát từ năng lực cá nhân, bạn có thể loại bỏ gánh nặng trong lòng. Đừng quên dò hỏi xem liệu tại các bộ phận khác trong công ty có vị trí nào phù hợp với bạn hay không, người sếp của bạn có thể viết thư giới thiệu giúp bạn chuyển vị trí hay không?
2. Xem điều khoản hợp đồng
Trong trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn nhưng nguyên nhân không phải do bạn, bạn có thể kiểm tra kỹ lại các điều khoản trong hợp đồng lao động để yêu cầu mức bồi thường hoặc các thỏa thuận hợp lý.
Bên cạnh đó, đừng quên hỏi về thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Nếu công ty có đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên đầy đủ, bạn có quyền yêu cầu công ty cung cấp các giấy tờ cần thiết để bạn xin trợ cấp thất nghiệp trong thời gian tìm việc mới.
3. Hoàn thiện sơ yếu lý lịch
Sau khi nhận được thông báo cho thôi việc, chẳng bao giờ là quá sớm để bạn làm mới sơ yếu lý lịch, chuẩn bị cho đợt xin việc sắp tới. Bắt đầu bằng việc liệt kê những công việc mới nhất mà bạn vừa hoàn thành cùng với các kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đã có được từ đó.
Và hãy nhớ rằng, bạn hoàn toàn có thể tìm việc và nhờ bạn bè dò hỏi về việc làm ở nơi khác ngay cả khi bạn chưa thật sự rời khỏi công ty cũ. Chắc chắn bạn vẫn cần có một khoảng thời gian để hoàn tất thủ tục và cũng là cơ hội để bạn lựa chọn, tìm hiểu công việc mới.
4. Trả lời câu hỏi phỏng vấn "Vì sao bị sa thải?"
Đây chắc chắn là một câu hỏi lắt léo trong quá trình bạn đi phỏng vấn công việc mới. Nên nhớ rằng nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể tìm hiểu về việc bạn bị sa thải như thế nào. Vậy nên điều quan trọng để trả lời được câu hỏi này chính là bạn phải trung thực, tích cực nhưng hãy nói ngắn gọn và đi vào trọng tâm vấn đề.
Trừ khi bạn bị đuổi việc vì lý do phạm lỗi nghiêm trọng hay vi phạm pháp luật, còn không thì bạn chẳng cần quá lo lắng.
Thực tế trong trường hợp này, nhà tuyển dụng cũng muốn xem bạn đối phó với nghịch cảnh như thế nào, muốn biết rằng vấn đề không còn là vấn đề nữa và bạn có thể chịu trách nhiệm về hành động của mình. Họ cũng muốn xem được thái độ của bạn trong sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Câu hỏi khó này chính là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân, trở mình giành chiến thắng!
5. Tuyệt đối không được mất niềm tin
Việc sa thải có thể làm bạn mất tinh thần và hoài nghi về năng lực bản thân, nhưng hãy nhớ rằng đó chỉ là quyết định của một người sử dụng lao động mà thôi.
Sẽ có những lựa chọn khác phù hợp hơn dành cho bạn. Hãy dành thời gian để tập hợp lại và tìm một công việc phù hợp hơn với bản thân và sở thích của bạn. Bị sa thải không có nghĩa là dấu chấm hết cho sự nghiệp mà đây là cơ hội để đánh giá một cách tỉnh táo về mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, những yếu tố nào bạn cần thay đổi để đạt được những mục tiêu đó.
(Nguồn: The Balance Careers)
Pháp luật & Bạn đọc