Brexit là cơ hội tốt để mua vào với giới nhà giàu mới nổi Trung Quốc
Nhà giàu mới nổi Trung Quốc đang tăng cường các khoản đầu tư nước ngoài với các tài sản ở châu Âu cũng như cổ phiếu công nghệ tại Mỹ và Brexit được coi là cơ hội tốt để đầu tư.
- 24-08-2017Nhà giàu Anh tuyển bảo mẫu sang chảnh: Lương tương đương nhân viên ngân hàng đầu tư, đi lại bằng xe sang và thưởng thức đồ ăn đạt chuẩn Michelin
- 25-07-2017Nhà giàu Trung Quốc: Chờ đợi 3 năm, chấp nhận rủi ro mất cả triệu đô chỉ để đổi lấy... tấm 'thẻ xanh' sang Mỹ
- 09-06-2017Qatar, gã nhà giàu cô độc!
- 27-03-2017Giới nhà giàu Trung Quốc đua nhau giành “visa vàng” của Mỹ
- 21-03-2017Ivanka Trump - Từ "con nhà giàu" đến "đệ nhất tiểu thư" của nước Mỹ
Theo báo cáo từ Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS, giới nhà giàu Trung Quốc đang tăng cường các khoản đầu tư ngoài châu Á. Báo cáo hàng năm dựa trên 262 quỹ quản lý tài sản gia đình toàn cầu với tài sản đầu tư trung bình 921 triệu USD cho thấy, xu hướng của nhà giàu Trung Quốc là đầu tư vào bất động sản London và các thành phố khác của châu Âu. Giá trị tài sản biến động sau Brexit được coi là “cơ hội tốt để mua vào”.
Bên cạnh đó, cổ phiếu các công ty công nghệ lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng nằm trong danh mục được quan tâm. Facebook, Netflix là một trong số đó. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ như Alibaba và Baidu cũng nằm trong danh sách này.
Enrico Mattoli, trưởng quỹ quản lý tài sản gia đình tại thị trường đại lục, thuộc bộ phận quản lý tài sản của UBS, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm ngày càng lớn về các khoản đầu tư nước ngoài từ các quỹ quản lý tài sản gia đình tại Trung Quốc. Phần lớn các quỹ này quản lý tài sản của người giàu trẻ tuổi hoặc những người mới giàu với kỳ vọng tăng trưởng hơn là bảo toàn tài sản”.
Theo báo cáo, các quỹ quản lý tài sản gia đình tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đặc biệt quan tâm tới đầu tư bất động sản so với các khu vực khác. Năm 2016, 26% danh mục đầu tư ở Trung Quốc là bất động sản so với 20,3% ở phần còn lại của châu Á – Thái Bình Dương và 16,2% trên toàn cầu.