Brexit và thị trường: Sau cơn mưa trời lại sáng
Cuộc trưng cầu dân ý để trả lời cho câu hỏi ra đi hay ở lại EU của người Anh đã tạo ra một quý đầy biến động cho thị trường tài sản toàn cầu.
- 29-06-2016Brexit ảnh hưởng tới nước Mỹ như thế nào?
- 29-06-2016Đây là thị trường chứng khoán duy nhất trên thế giới thờ ơ với Brexit
- 29-06-2016Brexit có ý nghĩa như thế nào với các ngân hàng ở London?
“Cơn địa chấn” Brexit đã khiến chứng khoán Mỹ chao đảo trong mấy phiên trước. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn chỉ số S&P 500 khép lại một quý tăng điểm tốt và có được 3 quý tăng điểm liên tiếp.
Kết thúc phiên hôm qua (30/6), S&P 500 tăng 1,4%, lên 2.098,86 điểm. Tổng cộng chỉ số này tăng 1,9% trong quý II. Dow Jones cũng tăng 1,3%. Chứng khoán Mỹ đang có 3 phiên tăng điểm liên tiếp tốt nhất kể từ tháng 2.
Trong khi đó chứng khoán châu Á cũng đang hướng tới tuần tốt nhất kể từ tháng 4.
Về thị trường châu Âu, mặc dù đã hồi phục mạnh mẽ trong phiên hôm qua cùng với khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục, chỉ số Stoxx 600 vẫn giảm 5,1% trong tháng 6, đánh dấu tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 1. Chỉ số này giảm tổng cộng 2,3% trong quý II.
Diễn biến của chỉ số MSCI All-Country World Index trong quý II
Brexit lại là cái cớ thuyết phục để thị trường tin rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ hỗ trợ thị trường mạnh hơn nữa nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ sự kiện này.
Hôm qua NHTW châu Âu (ECB) cho biết đang xem xét nới lỏng các quy định về mua trái phiếu trong chương trình kích thích kinh tế để đảm bảo sẽ có đủ nợ để mua vào phòng trường hợp thị trường cạn thanh khoản sau Brexit.
Thống đốc NHTW Anh Mark Carney cũng nói rằng BOE sẽ hạ lãi suất trong một vài tháng tới để đối phó với Brexit đồng thời cảnh báo đó là điều tốt nhất mà ông có thể làm để bảo vệ nền kinh tế.
Trên thị trường tiền tệ, đồng bảng Anh đã giảm tổng cộng hơn 11% kể từ khi cuộc trưng cầu kết thúc hôm 23/6 và đã chạm đáy thấp nhất kể từ năm 1985 vào hôm 27/6. Mặc dù đó là một dấu hiệu về tâm lý bi quan của nhà đầu tư về nền kinh tế Anh quốc hậu Brexit, đồng nội tệ yếu đi cũng mang lại một số tác động tích cực cho nền kinh tế Anh như thúc đẩy tiêu dùng.
Trong những phiên gần nhất, đồng USD yếu đi do thị trường dự đoán Fed sẽ chưa thể tăng lãi suất trong năm nay. Dù giảm 1,4% trong tháng 6, chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index cũng đã kịp tăng 0,3% trong quý II.
Trong tháng 6, các loại trái phiếu Chính phủ đã tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 12/2008. Lợi suất trái phiếu rơi xuống mức thấp kỷ lục trong quý II.
Chỉ số Bloomberg Commodity Index tăng tới 4,1% trong quý II. Thị trường hàng hóa bước vào thị trường giá lên trong tháng 6, sau khi giá dầu vượt mốc quan trọng 50 USD/thùng và giá tất cả các loại từ đậu nành đến kẽm tăng khá mạnh. Tuy nhiên chỉ số vẫn giảm 50% nếu so với mức đỉnh được lập năm 2011.
Tổng cộng từ đầu năm đến nay giá vàng đã tăng 24%, hiện đang ở mức 1.320,60 USD/ounce.
Cuộc trưng cầu dân ý để trả lời cho câu hỏi ra đi hay ở lại EU của người Anh đã tạo ra một quý đầy biến động cho thị trường tài sản toàn cầu:
• Chứng khoán toàn cầu tăng 0,3% trong quý II dù đã giảm hơn 5% trong 2 phiên 24/6 và 27/6. Thị trường mới nổi giảm 0,3% trong khi thị trường châu Âu mất 2,3%.
• Đồng bảng giảm 7,3%, đánh dấu quý giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
• Trái phiếu Chính phủ trên toàn thế giới tăng 2,3% trong tháng 6, mạnh nhất kể từ 2008
• Chỉ số Bloomberg Commodity Index đo diễn biến giá của các hàng hóa cơ bản có quý tốt nhất kể từ 2010, tăng 13% sau khi áp lực dư cung giảm dần
• Giá dầu tăng 26%, ghi nhận quý tăng tốt nhất kể từ 2009 trong khi giá vàng có 6 tháng đầu năm tốt nhất kể từ 1974
Brexit nguội dần, chứng khoán Mỹ tiếp đà hồi phục mạnh mẽ