MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BS Trương Hữu Khanh: Xác định sơ đồ F để biết mình phải làm gì khi có dịch ở ngoài cộng đồng

30-07-2020 - 16:07 PM | Sống

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trong cộng đồng đang gia tăng chỉ trong 5 ngày Việt Nam ghi nhận thêm 43 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đều có liên quan tới Đà Nẵng.

Có 41 bệnh nhân liên quan tới các bệnh viện ở Đà Nẵng và 2 bệnh nhân không vào bệnh viện Đà Nẵng đó là trường hợp bệnh nhân bệnh nhân 432 có địa chỉ tại thị trú tại Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 18/7, bệnh nhân tham dự tiệc cưới tại Trung tâm tiệc cưới và hội nghị For You Place (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng).

Và bệnh nhân 447, bệnh nhân N.T.H, nam, 23 tuổi. Địa chỉ: 15/230/26 Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội từ Đà Nẵng về nhưng không vào các bệnh viện ở Đà Nẵng.

Từ hai trường hợp này, bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa Nhiễm 1, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biêt đến thời điểm này có thể thấy nguy cơ lây nhiễm từ cộng đồng vẫn trong tầm kiểm soát vì mới chỉ 2 ca ngoài các bệnh viện ở Đà Nẵng.

Bệnh viện có tỷ lệ lây cao bởi vì môi trường chật hẹp cộng thêm bật máy lạnh. Các ca bệnh đều ở các khoa "nóng" của các bệnh viện nên nồng độ virus đậm đặc nguy cơ lây nhiễm cũng cao hơn ở ngoài cộng đồng.

 BS Trương Hữu Khanh: Xác định sơ đồ F để biết mình phải làm gì khi có dịch ở ngoài cộng đồng - Ảnh 1.

Tình hình dịch tại Đà Nẵng đang phức tạp hơn do 80 nghìn người du lịch ở thành phố này tỏa về các tỉnh thành khác

Bác sĩ Khanh cho biết hiện tại có thể chờ các xét nghiệm F1 của hai ca bệnh ngoài cộng đồng không liên quan tới các ca bệnh viện của Đà Nẵng để thấy rõ hơn về cách lây lan của virus Sars-Cov-2 mới này.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bác sĩ Khanh cho rằng mọi người cần ôn lại sơ đồ F để biết mình là F mấy và phải làm gì?

Theo hướng dẫn trong văn bản cách ly và theo dõi sức khỏe phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế đã ghi rất rõ:

F0 là ca bệnh được phát hiện.

F1 là những người có tiếp xúc gần (nói chuyện, bắt tay, ăn uống cùng, đi cùng chuyến xe,...) với người nhiễm Covid-19 sẽ phải cách ly tại cơ sở y tế trong 14 ngày; Đồng thời, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khẳng định.

F2 là người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân thì cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày và thông báo cho chính quyền địa phương, phải giám sát chặt chẽ sức khỏe hàng ngày. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, hoặc khó thở lập tức thông báo tới đường dây nóng, đi khám và cách ly tại cơ sở y tế để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

F3 là những người có liên quan khác ngoài các trường hợp trên thì lập danh sách và hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, thấy có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, hoặc khó thở thì chủ động đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.

Đối với dịch Covid-19 lần này, bác sĩ Khanh cho biết mọi người cần nhớ lại mình là sơ đồ F mấy. Vì chưa rõ nguồn lây nếu tạm tính người đi từ Đà Nẵng về là F1.

Nếu bạn không chơi với người đi từ Đà Nẵng về thì mình là F2 và nhiệm vụ của bạn là lắng nghe tình hình của F1. Nếu ca F1 từ Đà Nẵng về xét nghiệm âm tính thì bạn sẽ không còn F nào nữa.

Còn nếu bạn là F1 (từ Đà Nẵng về) thì cần có cơ quan y y tế hướng dẫn cho mình. Nếu trong cơ quan, gia đình có người đi Đà Nẵng về xét nghiệm âm tính thì mình sẽ ra khỏi guồng máy F đó.

Bởi vì nếu phết họng âm tính thì không còn khả năng lây lan. Còn F 1 chưa xét nghiệm thì mình vẫn cần đeo khẩu trang, rửa tay vệ sinh.

Nếu bạn không vào F nào thì chúng ta cần hiểu những nơi không an toàn vì còn 80 nghìn người từ Đà Nẵng về tỏa đi khắp nơi thì bạn phải tự phòng bệnh cho mình.

Theo Bảo Lâm

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên