MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BSC: Các ngân hàng có thể giảm NIM sau quyết định hạ lãi suất điều hành

11-07-2017 - 20:43 PM | Tài chính - ngân hàng

NHTM đối mặt với áp lực giảm lãi suất đầu ra từ định hướng điều hành và chính sách của NHNN trong khi lãi suất huy động đầu vào khó giảm tương ứng do áp lực lạm phát và tỷ giá có thể khiến các ngân hàng giảm hệ số NIM.

Kể từ ngày 10/7 vừa qua, hai quyết định điều hành lãi suất được NHNN ban hành đã chính thức có hiệu lực. Đối với lãi suất điều hành, NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu lần lượt giảm từ 6,5%/năm và 4,5/năm xuống còn 6,25%/năm và 4,25%năm. Lãi lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên Ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NH giảm từ 7,5%năm xuống 7,25%/năm.

Tác động lên lãi suất điều hành là một trong hai phương thức điều chỉnh nghiệp vụ tái cấp vốn bên cạnh tổng hạn mức tái cấp vốn.

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC), việc giảm lãi suất điều hành là điều kiện để các NHTM hạ lãi suất cho vay đầu ra bởi việc hạ lãi suất điều hành sẽ làm giảm chi phí vốn của hệ thống các TCTD khi vay NHNN. Tuy nhiên, tác động giảm chi phí đầu vào từ đợt điều chỉnh lãi suất điều hành này là không cao do quy mô các khoản vay NHNN khá khiêm tốn và mức giảm lãi suất còn thấp so với 9 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành từ đầu năm 2011 tới nay.

Sử dụng số liệu về số dư các khoản nợ Chính phủ và NHNN Việt Nam như một chi tiêu đại diện cho quy mô các khoản vay NHNN, BSC tính toán tổng dư nợ của 23 ngân hàng thương mại là 142 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 1/2017, chỉ tương đương 2,46% giá trị tổng tài sản và 3,33% tiền gửi của khách hàng. Khi đó, chi phí tiết kiệm được của 23 NHTM tham chiếu nói trên khoảng 354 tỷ đồng.

Hơn nữa, mức giảm 0,25% được đánh giá là "thận trọng" và thấp so với thời gian trước. Trong 9 lần điều chỉnh lãi suất điều hành trước, lãi suất điều hành chủ yếu được điều chỉnh tăng/giảm 1%, riêng tháng 3/2014, điều chỉnh

giảm 0.5% lãi suất điều hành.

Tác động giảm chi phí đầu vào từ đợt điều chỉnh lãi suất điều hành này theo đánh giá của BSC là không cao. Trong khi đó, các NHTM đối mặt với áp lực giảm lãi suất đầu ra từ định hướng điều hành và chính sách của NHNN. Lãi suất huy động đầu vào khó giảm tương ứng do áp lực lạm phát và tỷ giá.

"Hệ số NIM của các Ngân hàng có thể giảm sau quyết định hạ lãi suất điều hành của NHNN", báo cáo của BSC nhận định.

Các đợt giảm lãi suất thường được xem như một tín hiệu nới lỏng tiền tệ. Tuy

nhiên, cung tiền có được mở rộng sau quyết định này? Có 2 yếu tố khiến BSC cho rằng cung tiền có thể chưa được mở rộng. Nguyên nhân đầu tiên là bởi tăng trưởng tín dụng mục tiêu là 18% trong năm 2017 và chưa có tín hiệu nới room tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống. Cùng đó, tổng hạn mức chiết khấu (được NHNN xác định hàng quý) chưa rõ có tăng lên không.

Trái với lo lắng ảnh hưởng đến NIM của ngành ngân hàng, lãi suất cho vay được BSC kỳ vọng giảm sẽ tác động tích cực đến hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế (trừ ngành bảo hiểm) do hoạt động của các khối doanh nghiệp

còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Tuy nhiên, CTCK này cũng cho rằng tác động tích cực đối khối các doanh nghiệp khác còn phụ thuộc vào thời điểm và mức hạ lãi suất các NHTM áp dụng đối với khách hàng vay.

Kèm cùng quyết định giảm lãi suất điều hành, NHNN đã hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Do vậy, các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, lĩnh vực trên chỉ chiếm một phần trong tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Chưa thể khẳng định việc hạ lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên có thể tạo ra được "hiệu ứng" domino giúp hạ mặt bằng lãi suất cho vay.

Đối với thị trường chứng khoán, kỳ vọng giảm lãi suất cho vay đầu ra sẽ giảm gánh nặng tài chính, qua đó cải thiện kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như chi phí sử dụng vốn của cá nhân, hộ gia đình. BSC nhận định điều này sẽ mang lại tác động tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn.

Theo Thanh Thủy

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên